Mở đầu đoạn trích, nàng đã gây cảm tình với người đọc bởi tấm lòng thương yêu chồng rất mực: chồng thức khuya học bài, nàng cũng thức theo may vá; chồng ngủ quên, nàng dọn dẹp tràng kỉ rồi âu yếm nhìn chồng và phát hiện chiếc râu mọc ngược. Nghĩ thương chồng, nàng toan lấy con dao cắt đi thì bị hiểu lầm, bị vu oan là ám sát chồng! Trước nỗi oan khuất đau đớn ấy nàng đã năm lần kêu oan rất bi thương: "Oan con lắm mẹ ơi!", "Oan thiếp lắm chàng ơi!", "Oan con lắm cha ơi!”. Bốn lần đầu nàng chỉ được đáp lại bằng sự ruồng rẫy, xua đuổi. Cha nàng thông cảm nhưng ông chỉ biết bất lực trước nỗi oan của con gái Thị Kính “tình ngay lí gian” và nhất là xuất thân từ một gia đình nghèo nên nàng bị coi khinh rất mực: nàng bị Sùng bà túm tóc dúi đầu, bị chửi bới mắng nhiếc và nỗi nhục lên đến tận cùng khi bị đuổi về nhà bố mẹ đẻ.
Trong đoạn trích đấy kịch tính này, Thị Kính tiêu biểu cho người dân thường, nhất là cho người phụ nữ vốn phải chịu nhiều thua thiệt trong xã hội cũ.