Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Thứ năm - 27/10/2016 04:24
Bình Ngô đại cáo do Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ (Lê Lợi) viết (bằng chữ Hán) vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định vương Lê Lợi truyền cáo với nhân dân cả nước về chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Minh, giành lại độc lập cho đất nước. Tác phẩm được người đương thời, ngay cả hậu thế, rất thán phục và coi là áng thiên cổ hùng văn. Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam (sau bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt (?) và trước bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 của Hồ Chí Minh).
Nguyễn Trãi sống trong thời đại đầy biến động dữ dội. Nhà Trần suy vong, Hồ Quý Ly lên thay, lập ra nhà Hồ, đổi tên nước là Đại Ngu. Nguyễn Trãi ý thức sâu sắc được vai trò của nhân dân, của hòa bình trong việc phát triển quốc gia. Trong tác phẩm, Nguyễn Trãi đã nêu cao tinh thần chính nghĩa của cuộc kháng chiến:
 
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
 
Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tác phẩm, nêu cao tư tưởng chủ đạo và cũng là mục đích dựng cờ tụ họp hiền tài của nghĩa quân. Ông một lòng yêu dân, vì dân, lấy dân làm gốc. Đây là phạm trù tư tưởng của Nguyễn Trãi, muốn cứu nước trước hết phải yên dân, nhân dân phải được ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đề cao tư tưởng nhân nghĩa, đó là phương châm chính trị trong đấu tranh cũng như mục đích xây dựng nền văn minh cho quốc gia.
 
Cuộc kháng chiến của chúng ta chôn quân Minh xâm lược là cuộc chiến vì chính nghĩa, cái chính nghĩa sẽ thắng cái phi nghĩa. Cốt lõi tư tưởng cần thiết chính là yên dân, lấy dân làm gốc thì quốc gia mới vững mạnh. Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng nhấn mạnh:
 
Khó trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
 
Nguyễn Trãi một đời lo cho dân, cho nước, tư tưởng nhân nghĩa được ông tâm niệm, ông nói với vua Thái Tông rằng: “Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn. Ngày nay định ra lễ nhạc là phải thời lắm. Song không có gốc thì không thế vững, không có văn thì không thể lưu hành. Hòa bình là cái gốc của nhạc... Dám mong bệ hạ rủ lòng thương yêu và chăn nuôi muôn dân khiến trong thôn cùng xóm vắng không còn một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức là giữ cái gốc của nhạc ấy”. Ngay cả khi cuộc chiến chống Minh thắng lợi, ông cũng dùng phương châm này để ứng xử với kẻ thù;
 
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo...
 
Đến lúc hòa bình, nhân dân đã yên ấm, ông lại ưu tư, vẫn cứ một tư tưởng đặt nhân dân lên trước hết:
 
Long thánh muốn cho dân ngơi nghỉ
Rốt cuộc phải xây dựng nền thái bình bằng văn trị
 
Phạm trù nhân nghĩa vốn là khái niện đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương người trong xã hội. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy dân làm gốc. Đó là tư tưởng tiến bộ đặc biệt, có ý nghĩa không chỉ với thời đại đó mà còn cả cho ngày nay.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây