Mở bài:
Giới thiệu thể loại truyện ngụ ngôn - một thể loại quan trọng trong văn học dân gian Việt Nam.
Thân bài:
+ Khái niệm truyện ngụ ngôn.
+ Chỉ ra các đặc điểm cơ bản của truyện ngụ ngôn, phân tích một truyện ngụ ngôn để làm sáng tỏ các đặc điểm đó:
• Đó là truyện kể bằng văn xuôi hay văn vần?
• Truyện mượn chuyện về loài vật, đồ vật hay về chính con người để thể hiện nội dung tư tưởng?
• Truyện kín đáo khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học gì trong cuộc sống?
Kết bài:
+ Vai trò của truyện ngụ ngôn trong cuộc sống (gây cười + răn dạy những bài học có ích).
+ Một số truyện ngụ ngôn tiêu biểu.
B. Bài văn mẫu
Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sông. Truyện “Ếch ngồi đáy giếng”; “Thầy bói xem voi”; “Đeo nhạc cho mèo...” là những ví dụ tiêu biểu.
“Đeo nhạc cho mèo” là một câu chuyện kể về việc họ hàng nhà chuột tìm cách chống giữ với Mèo. Chuột công nêu sáng kiến: buộc nhạc vào cổ Mèo. Mèo đi đến đâu tất có tiếng nhạc reo, chuột biết mà tránh. Tất cả đều rất thán phục. Kiếm được nhạc, họ hàng nhà chuột lại nô nức đi hẹp. Ai là người đeo nhạc vào cổ Mèo đây? Cả bọn đùn đẩy nhau. Chuột chù thân phận hèn mọn không chối được nhưng do quá nhát nên việc không thành. Làng chuột lại càng sợ, bỏ chạy tán loạn. Thế là đối với Mèo, chuột đã sợ vẫn hoàn sợ.
Truyện mượn chuyện loài vật chủ yếu nhằm ngụ ý phê phán những việc nhảm nhí, vô tích sự, đề ra thì quá to tát, ồn ào nhưng thực tế không có khả năng thực hiện. Truyện cũng nhằm châm biếm, đả kích những “việc làng” trong xã hội nông thôn Việt Nam thời xưa với những hội họp nhiều khê, rậm rịch, om sòm những phần nhiều không giải quyết được vấn đề gì đáng kể.
Truyện thể hiện trí tưởng tượng sinh động, chân thực, phù hợp với đặc tính các loài chuột trong thực tế, đồng thời gợi suy nghĩ về những hạng người tương tự trong xã hội Việt Nam ngày trước.