Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Tinh thần thơ mới qua bài Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh. (Dàn bài)

Thứ năm - 02/06/2016 00:05
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
– Hoài Thanh (1909 – 1982) là nhà phê bình văn học xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông họạt động chủ yếu trong ngành văn hoá – nghệ thuật. Ông từng giữ nhiều chức vị quan trọng và là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hội nghệ thuật.
– Thi nhân Việt Nam là công trình được đánh giá là xuất sắc nhất của ông. Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam. Đó là bản tổng kết một cách sâu sắc phong trào Thơ mới. Đoạn trích thuộc phần cuối của bài tiểu luận.
– Phân tích đoạn trích, chúng ta sẽ hiểu được tinh thần thơ mới trong tiểu luận mà tác giả muốn gửi đến độc giả.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới
– Khi nói về cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới, tác giả đã viết: “Giá trong thơ cũ chỉ có những trần ngôn sáo ngữ, những bài thơ chúc tụng, những bài thơ vịnh hết cái này đến cái nọ, mà các nhà thơ mới lại chỉ làm những bài kiệt tác thì cũng tiện cho ta biết mấy”. Như vậy, theo tác giả sự xáo trộn làm cho việc lựa chọn bài để so sánh, đề hiểu được tinh thần thơ mới là không phải dễ.
– Tác giả đã đặt thơ mới vào trong dòng chảy của thơ ca dân tộc để thấy hết sự khó khăn để hiểu tinh thần thơ mới: “Trời đất không phải dựng lên cùng một lần với chúng ta, hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ”. Cái cũ, cái mới không thể phân biệt được một cách rạch ròi nên việc hiểu đầy đủ, rạch ròi về thơ mới tất yếu phải gặp khó khăn.
– Tác giả đã chỉ ra cách nhận diện thơ mới và thơ cũ: Tác giả khẳng định phải so sánh những bài thơ hay với những bài thơ hay, so sánh đối chiếu giữa thời đại với thời đại một cách khái quát.
2. Điều cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới
– Theo tác giả, điều cốt lõi làm nên tinh thần thơ mới là cái “tôi”: “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi - “Xã hội Việt Nam từ xưa không có cá nhân. Chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình, còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả”. “Cũng có những bậc kì tài xuất đầu lộ diện. Thảng hoặc họ cũng ghi hình ảnh họ trong văn thơ. Và thảng hoặc trong văn thơ họ dùng đến chữ tôi để nói chuyện với người khác. Song dầu táo bạo đến đâu họ cũng không một lần nào dám dùng chữ tôi để nói chuyện với mình. Mỗi khi nhìn vào tâm hồn họ hay đứng trước loài người mênh mông hoặc họ không tự xưng hoặc họ ẩn mình sau chữ ta”.
– Trong thơ mới đã xuất hiện chữ tôi với nghĩa tuyệt đối của nó. “Thi nhân ta cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. Chữ ta với họ to rộng quá. Tâm hồn của họ chỉ vừa thu trong khuôn khổ chữ tôi. Tác giả cho rằng khi cái tôi xuất hiện thì “người ta lại còn thấy nó đáng thương, mà thật tội nghiệp nó quá”. Tác giả thấy nó tội nghiệp bởi vì khi cái tôi xuất hiện nó lạ lẫm với mọi người vì từ trước người ta chỉ nói đến cái ta, hơn nữa cái tôi lại sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đắm chìm trong bóng đêm của sự xâm lăng, chính vì thế mà nó trở nên tội nghiệp.
– Tác giả khẳng định “Chưa bao giờ thơ Việt Nam buồn và nhất là xôn xao như thế. Cùng lòng tự tôn, ta mất luôn cả cái bình yên thời trước”. Cái tôi bây giờ mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước. “Đời chứng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát, lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, ta đắm say cùng Xuân Diệu..”.
=> Tác giả đã chỉ ra nội dung và tinh thần thơ mới. Tác giả phát hiện ra cốt lõi của thơ mới là chữ tôi và đánh giá cái tôi một cách sâu sắc, hài hoà. “Tất cả cái bi kịch đang diễn ngấm ngầm, dưới những phù hiệu dễ dãi, trong hồn người thanh niên”. Các nhà thơ mới đã mất niềm tin.
3. Cách giải quyết bi kịch của các nhà thơ mới
– Các nhà thơ mới tìm lại niềm tin bằng cách gửi vào tình yêu tiếng Việt. “Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu quê hương trong tình yêu tiếng Việt: Tiếng Việt, họ nghĩ, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ qua. Đến lượt họ, họ cũng muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng”.
– “Chưa bao giờ như bây giờ, họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa chí biến thiên chứ không sao tiêu diệt”.
– “Chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần phải tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai”.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
– Với nghệ thuật lập luận khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và một văn phong tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc, Một thời đại trong thi ca đã nêu rõ nội dung cốt yếu của “tinh thần thơ mới” là chữ tôi với cái nghĩa tuyệt đối của nó. Chữ tôi gắn liền với cá nhân, với cái riêng cá thể khác với chữ ta gắn liền với tổng thể, cộng đồng, xã hội.
– Tác giả phát hiện và chỉ rõ cách giải quyết bi kịch của các nhà thơ mới. Họ tìm lại lòng tin bằng cách gửi tâm hồn mình vào lòng yêu tiếng Việt, vào tình yêu quẻ hương, đất nước.
– Những lập luận của bài viết luôn có sức thuyết phục cao vì nó gắn bó chặt chẽ giữa những nhận định, những luận điểm có tính khái quát với những ví dụ có tính minh chứng cụ thể, đa dạng, giàu tính thuyết phục.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây