Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Tại sao có thể nói Nam Quốc Sơn hà của Lý Thường Kiệt mang ý nghĩa lịch sử như Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của Đại Việt?

Thứ bảy - 27/08/2016 05:07
Bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt gắn liền với chiến thắng Sông Cầu năm 1076 của quân dân Đại Việt đánh bại giặc Tống xâm lược.
Hai câu thơ đầu khẳng định núi sông nước Nam là chủ quyền thiêng liêng của Đại Việt, là nơi "vua Nam ở", đã được ghi rõ ở sách Trời:

"Núi sông Nam Việt vua Nam ở
 Vằng vặc sách trời chia xứ sở".

Hai câu thơ 3, 4 thể hiện lòng căm thù hành động xâm lược phi nghĩa đầy tội ác của giặc Tống, cảnh cáo quân giặc nhất định sẽ bị nhân dân ta đánh bại. Nhà thơ đã nêu cao lòng yêu nước và sức mạnh Đại Việt quyết tâm chiến đấu bảo vệ sông núi nước Nam của dân tộc ta:

"Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng mày nhất định phải tan vỡ".

Tóm lại, bài thơ của Lý Thường Kiệt đã khẳng định chủ quyền của đất nước ta, nêu cao quyết tâm của nhân dân ta đánh thắng quân xâm lược để bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Do đó bài thơ "Sông núi nước Nam’’ mang ý nghĩa lịch sử trọng đại như Bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của Đại Việt.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây