Dọc hai bờ sông là hai bãi bồi phù sa màu mỡ, ngày càng tươi tốt hơn bởi màu xanh mướt của ngô, khoai, …. Những rặng tre ven đê chiều chiều điệu đà soi bóng xuống dòng sông.
Nước sông Cầu có một mùa cạn và một mùa lũ. Mùa cạn ứng với mùa khô, dòng sông có phần bị thu hẹp lại. Khi ấy nước sông chảy êm đềm trong xanh màu tảo. Mùa lũ lại ứng với mùa mưa. Nước từ trên nguồn đổ về dữ dội, nước sông đục màu phù sa đỏ. Dòng chảu rất dữ dằn như muốn phá tan bờ đê, nuốt chửng những chiếc thuyền nan. Nước tràn về ngập trắng cả vùng bãi bồi, lòng sông mùa này thường rộng gấp hai, gấp bốn lần mùa khô. Vào mùa lũ những ngôi nhà, bụi chuối, vườn rau ở ngoài đê bị ngập lưng chừng nước. Nước tràn ngập sân, nước chảy vào bếp, nước xô chuồng lợn, chuồng gà. Nếu nước lũ lớn có thể ngập ngang thân nhà ở. Nước mùa lũ cản trở đời sống của người dân và gây nhiều thiệt hại. Câu hát “Sông Cầu nước chảy lơ thơ” … chỉ đúng với mùa cạn mà thôi. Nhưng dòng sông vào mùa lũ dữ dội lại là mùa cho những người chài lưới bắt được nhiều tôm, cá hơn nuôi sống con người. Dòng sông vẫn như người mẹ hiền nuôi sống chúng ta ngay cả khi giận dữ.
Nơi đôi bờ sông là chiếc đò ngang ngày ngày chở người qua lại hai bến sông. Chiêu chiều chăn trâu văn đê, những đứa trẻ lại ngồi ngắm dòng sông quê hương, thấy nó sao mà dịu mát hiền hoà. Tiếng gà chiều xôn xao đã xoá đi những vắng vẻ, tĩnh mịch của dòng sông.
Sông Cầu sẽ chảy mãi cùng dòng kí ức tuổi thơ của biết bao thế hệ. Nó đã nuôi dưỡng những con người đôn hậu, chất phác. Dòng sông với cảnh đẹp đôi bờ rặng tre xanh soi bóng, những chiếc thuyền đậu bến bình yên. Mong sao vẻ đẹp đó sẽ còn mãi mãi.