2. Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi ấu thơ được gợi lên từ tiếng gà trưa:
+ Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh.
+ Kỉ niệm thời thơ dại xem trộm gà đẻ bị bà mắng.
+ Hình ảnh người bà chắt chiu dành dụm lo cho cháu.
+ Niềm vui và mong ước nhỏ bé của tuổi thơ được tiền bán gà mua bộ quần áo mới. Ước mong ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ.
- Những kỉ niệm ấy được gợi lại biểu lộ tâm hồn trong sáng hồn nhiên của một em nhỏ giờ đây đã là người chiến sĩ đang đi vào mặt trận. Đó là những kỉ niệm rất đáng trân trọng, rất đáng quí của bà với cháu.
3. Qua những kỉ niệm của một thời ấu thơ, ở người cháu, hình ảnh người bà có những nét nổi bật sau:
- Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo. Qua hình ảnh sau:
+ Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
+ Bà lo đàn gà toi,
Mong trời đừng sương muối.
- Dành trọn vẹn tình yêu thương lo cho cháu:
+ Dành từng quả chắt chiu
+ Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới.
- Trong lời bảo ban nhắc nhở, trách mắng thì vẫn xuất phát từ tình yêu thương cháu:
Có tiếng bà vẫn mắng
Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt.
- Từ những kỉ niệm trên cho thấy tình bà cháu thật sâu nặng thắm thiết:
+ Bà chắt chiu lo lắng cho cháu.
+ Cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà.
4. Thơ ngũ ngôn trong thơ ca Việt Nam có hai loại chính:
- Thể ngũ ngôn tứ tuyệt có nguồn gốc từ Trung Quốc (Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch).
- Thể ngụ ngôn có nguồn gốc Việt Nam:
+ Từ thể hát dặm.
+ Từ vè dân gian.
Trong thợ hiện đại ngũ ngôn thường cấu tạo thành từng khổ. Mỗi khổ bốn dòng, vần liền ở câu hai, ba (cũng có thể vần cách).
Chữ cuối câu bốn vần với tiếng cuối câu đầu của khổ tiếp theo.
Các khổ thơ cũng có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bốn câu.
Số chữ trong câu cũng có thể ít hơn năm tiếng. Cứ lấy hai khổ đầu bài Tiếng gà trưa ta sẽ thấy sự biến đổi khá linh hoạt của thể thơ ngũ ngôn ở Xuân Quỳnh.
- Số dòng thơ: Khổ đầu: 7; khổ sau: 6.
Số tiếng mỗi dòng thơ: Trong 13 dòng thì có một câu “Tiếng gà trưa” xuất hiện ba tiếng như điểm nhịp cho việc gợi về từng kỉ niệm.
- Gieo vần khổ 1:
+ Ngoài việc dùng vần liền ở hai dòng hai và ba (nhỏ và ổ) thì xuất hiện vần cách (xa và ta).
+ Câu thứ năm bắt vần ở câu bốn.
(xa và trưa) nhưng sau đó nó liên hệ với câu 7 (trưa và tha). Sự uyển chuyển về hình thức của thơ ngũ ngôn như vậy có thể diễn đạt được tình cảm tự nhiên với nhiều hình ảnh bình dị, chân thật.