Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Suy nghĩ về 12 câu đầu bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi.

Thứ hai - 16/09/2019 10:35
Phiên âm: Côn Sơn ca
Địch nghĩa: Côn Sơn hữu tuyền,
Kì thanh lãnh lãnh nhiên,
Ngô dĩ vi cầm huyền.
Côn Sơn hữu thạch
Vũ tẩy đài phô bích,
Ngô dĩ vi đạm tịch
Nham trung hữu tùng
Vạn Lí thúy đồng đồng
Ngô ư thị hồ uyển, tức kì trung
Lâm trung hữu trúc
Thiên mẫu ấn hàn lục,
Ngô ư thị hồ ngâm tiếu kì trắc.
Bài ca Côn Sơn
Côn Sơn có suối,
Tiếng nước chảy róc rách,
Ta cho là đàn cầm.
Côn Sơn có đá,
Mưa rửa rêu phô biếc,
Ta cho là đệm chiếu.
Trong núi có thông,
Muôn dặm chiếc lọng xanh rủ bóng.
Ta tha hồ nghỉ ngơi ở trong đó.
Trong rừng có trúc,
Nghìn mẫu vẻ xanh mát rượi,
Ta tha hồ ngâm nga ở bên cạnh.

Dịch thơ: Bài ca Côn Sơn
Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.
Trong rừng có bóng trúc râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Đoạn văn
Nổi bật trong đoạn thơ là hình ảnh ta. Ta là đại từ nhân xưng chỉ Nguyễn Trãi. Ông tự nói về mình. Nguyễn Trãi đã hoà mình vào thiên nhiên. Thiên nhiên là người bạn tri âm của Nguyễn Trãi. Người bạn tri âm đó được đặc tả qua ngòi bút của Nguyễn Trãi: Tiếng suối chảy lúc khoan lúc nhặt văng vẳng như tiếng đàn cầm. Phiến đá thạch bàn bao lần mưa gội rêu phô khác nào chiếc chiếu êm khi ngồi ngắm cảnh. Những cây tùng xanh tươi xoè bóng mát như muôn ngàn chiếc lọng. Rừng trúc bạt ngàn màu xanh tươi mát. Tất cả như làm nền cho khúc ngâm thơ nhàn của Nguyễn Trãi. Đó chính là sự giao hoà rất tự nhiên của nhà thơ với cảnh vật nơi Côn Sơn. Sự giao hoà đó đã thể hiện nhân cách thanh tao với triết lí sâu xa của Nguyễn Trai: Con người hoà hợp với thiên nhiên.

Bài làm
Bài ca Côn Sơn nguyên văn bằng chữ Hán của Nguyễn Trãi không viết bằng thơ lục bát như bài dịch. Toàn bộ hài thơ được chia thành hai phần, tả cảnh và ngụ tình. Đoạn thơ dịch là đoạn tả cảnh Côn Sơn nơi Nguyễn Trãi ở ẩn. Đoạn thơ được dịch theo thể thơ lục bát, một thể thơ độc đáo của Việt Nam.

Số câu: 8 (4 cặp lục bát).
Số chữ trong câu: Câu lục (6 chữ), câu bát (8 chữ).
Cách gieo vần: rầm - cầm, tai - phơi - ngồi... Tất cả các tiếng hiệp vần đều thanh bằng.
Từ “ta” được nói đến 5 lần, là nhân vật trữ tình của đoạn thơ.

“Ta” là Nguyễn Trãi thi sĩ. Nhà thợ tự xưng ta và nói lên tâm trạng của mình giữa cảnh trí Côn Sơn. Ta nghe tiếng suối mà như nghe tiếng đàn. Ta ngồi trên đã lại tưởng ngồi trên chiếu êm. Rồi ta nằm bóng mát, ta ngâm thơ nhàn. Một ta hòa hợp với thiên nhiên, một Nguyễn Trãi đang sống trong những giây phút thảnh thơi, đang thả hồn mình vào cảnh trí Côn Sơn. Tóm lại, đó là một Nguyễn Trãi rất mực thi sĩ.

Và tâm hồn thi sĩ đó đã vẽ lên bức tranh Côn Sơn thật kì thú: có suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi, có thông mọc như nêm, lại có trúc bóng râm và tất cả đều hài hòa với nhau trong một cảnh trí thiên nhiên khoáng đạt, thanh tịnh, nên thơ. Nhưng cái hài hòa kì diệu nhất ở đây chính là sự gắn bó, giao hòa trọn vẹn giữa con người thi nhân với cảnh sắc thiên nhiên. Ngỡ như cảnh đẹp Côn Sơn đã rung động tâm hồn thi sĩ và tâm hồn thi sĩ đã làm cho bức tranh Côn Sơn nên thơ nên họa, nên nhạc, lưu giữ mãi trong lòng người đọc một ấn tượng khó quên.

Hai câu thơ cuối đoạn trong rừng có trúc bóng râm - Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn cho ta thấy hình ảnh một con người giao hòa trọn vẹn với thiên nhiên, tìm thấy trong thiên nhiên sự thanh thản cho tâm hồn mình. Và cảnh trí Côn Sơn đã hiện lên như một người bạn tri kỉ về nhà thơ. Từ đó, ta nhận ra nhân cách thanh cao và tâm hồn thi sĩ.

Hình ảnh “ta ngâm thơ nhàn” là hình ảnh của người thi sĩ đang rất thanh thản. Hình ảnh “màu xanh mát” của “bóng trúc râm” là thiên nhiên. Con người như đang trở thành một sự vật trong tổng thể của thiên nhiên ở đây là một.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây