Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Qua đoạn trích, Nguyễn Trãi đã trình bày quan niệm về nhân nghĩa như thế nào? Quan niệm đó cho thấy tác giả đã kế thừa và phát huy học thuyết Nho giáo về nhân nghĩa và áp dụng nó vào hoàn cảnh thực tiễn đất nước ra sao?

Thứ hai - 24/10/2016 22:40
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi kế thừa học thuyết nhân nghĩa Nho giáo nhưng có sự mở rộng, phát triển thể hiện tầm vóc tư tưởng của người anh hùng dân tộc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của dân tộc Việt Nam.
“Nhân” và “Nghĩa” là những khái niệm quen thuộc của triết học đạo đức Nho giáo. Theo chiết tự, “nhân” hàm nghĩa hai người, nhấn mạnh mối quan hệ yêu thương, gắn bó giữa người với người (hướng tới tình yêu thương). “Nghĩa” là cách cư xử phù hợp, nhấn mạnh mối quan hệ lợi ích hài hòa giữa con người và cộng đồng (hướng tới sự công bằng). Học thuyết Nho giáo rất đề cao nhân nghĩa, coi đó là những phẩm chất quan trọng của người quân tử. Người quân tử có lòng nhân là người tu dưỡng bản thân để đưa “trăm họ đến cuộc sống thái bình”, “thi hành lòng nhân để cứu giúp mọi người”. Người quân tử biết nghĩa đối xử với người khác như với chính bản thân mình. Sức mạnh của nhân nghĩa chính là củng cố trật tự xã hội, dập tắt chiến tranh, mang lại cuộc sống an bình cho nhân dân.
 
Hạt nhân tích cực của. tư tưởng nhân nghĩa Nho giáo được Nguyễn Trãi tiếp thu, kế thừa. Nhân nghĩa, trong quan diểm của Nguyễn Trãi, trước hết gắn chặt với tư tưởng vì dân và an dân. Ông khẳng định mục tiêu của nhân nghĩa là bảo vệ sự sống, đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân (“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”) mà trước hết là phải lo trừ bạo (“Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”).
 
Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh, nhân nghĩa chính là yêu nước chống xâm lược, là đánh giặc cứu dân cứu nước. Như vậy, nhân nghĩa không còn là phẩm chất, là yêu cầu với riêng người quân tử mà còn là phẩm chất, yêu cầu với bất cứ người dân Đại Việt nào. Sức mạnh của tư tưởng nhân nghĩa chính là sức mạnh bảo vệ quốc gia, dân tộc. Sự tiến bộ của Nguyễn Trãi là ở chỗ ông chỉ rõ nhân nghĩa không chỉ là mục đích, mà còn là phương tiện để đạt đến hạnh phúc cho con người; ông nhìn nhận khái niệm nhân nghĩa không chỉ trong mối quan hệ giữa người với người mà cả trong mcíi quan hệ giữa dân tộc với dân tộc. Giặc Minh mang đến chiến tranh, phá hoại cuộc sống bình yên của người dân, chúng là những kẻ bạo tàn. Nghĩa quân Lam Sơn trừ bạo an dân, đó chính là đội quân nhân nghĩa. Thế đứng của dân tộc trước kẻ thù dựa vào chính nghĩa, sức mạnh của dân tộc để chiến thắng kẻ thù là sức mạnh của chính nghĩa. Chính thực tiễn lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng trong những tình huống nguy khốn nhất, sức mạnh của nhân nghĩa luôn được khẳng định.
 

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây