Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Bác Hồ.

Thứ tư - 20/07/2016 00:45
Thơ tứ tuyệt hình thức đã rất bé mà nội dung lại bé nốt thì nó còn gì? Nó sẽ lọt thỏm giữa bao nhiêu ngôn từ chữ nghĩa ầm ĩ khác. Bắt buộc nó phải bé hạt tiêu theo quy luật nghịch: hình thức càng bé, nội dung càng phải lớn. Nói như cách nói bây giờ, bằng số chữ ít nhất, nó phải đem đến khối lượng thông tin nhiều nhất
Người làm thơ tứ tuyệt thường có tám lí im đi hay viết ra, nói hay là không nói? - Thôi thì nói vài câu. Trong vài câu ấy phải gói ghém chất chứa bao nhiêu điều. Nếu người nói đã gói lại, mà người đọc lại không mở ra, thì còn gì là thơ tứ tuyệt.
Vì thế, tôi thử cố phân tích, cố mở ra một bài thơ con của Bác xem sao. Bài Tức cảnh Pác Bó.
 
Sáng ra bờ suối, tối vào hang.
 
Như phần lớn các bài thơ của Bác, bài thơ này mở đầu bằng nói đến cảnh vật. Tâm hồn Á Đông, Việt Nam của tác giả hòa hợp với thiên nhiên. Nhưng thiên nhiên cảnh vật ở đây khác với ở “Non xa xa; nước xa xa". Hay ở ..."Tiếng suối trong như tiếng hát xa".
 
Thiên nhiên ở “Sáng ra bờ suối không phải là đối tượng thưởng thức. “Sáng ra bờ suối tươi mát lắm. Nhưng chữ suối thế thôi, suối là một địa điểm thế thôi, chứ không suối mát, suối trong, suối hát, suối ca... gì cả. Bác vốn là người hay thưởng thức thiên nhiên kia mà! Bị trói vẫn thưởng thức: “Mặc dù bị trói chân tay, chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng". Rét buốt gối quắp lưng còng vẫn thưởng thức: “Nhòm song, Bắc đẩu đã nằm ngang".
 
Nhưng không, ở đây suối, hang chỉ là nơi làm việc và ẩn náu, sáng tối chỉ là thời khắc biểu (chứ không phải là bình minh, tịch dương tuyệt đẹp cho mắt nhìn) và vào ra cũng chỉ là hoạt động của một nhà cách mạng thời bí mật chứ không phải lên xuống, lại qua của người du ngoạn, của thi nhân.
 
Cuộc sống thời bí mật đó hình như đã được khá ổn định trên một khoảng thời gian khá lâu, đủ để thành nếp, đều đặn, nhịp nhàng, cân đối...sáng ra, tối vào, vào hang, ra suối. Câu thơ vừa nói lên việc tổ chức cuộc sống khéo léo, vừa nói lên tâm hồn của con người đã sống nhịp nhàng hoà hợp trong khung cảnh ấy, tự tại ung dung.
 
Để thử lại bài toán, ta tạm sửa đi ít chữ, thay đổi cấu trúc câu thơ xem sao. Nếu viết: "Tối vào hang, tối ra bờ suối"..., câu thơ sẽ sáng sủa quá, không hợp với tình hình lịch sử lúc ấy, nhởn nhơ quá, không hợp với tâm hồn tác giả lúc bảy giờ. Câu thơ sẽ mở về phía “suối", phía cảnh đẹp thưởng thức, phía thi sĩ, hơn là khép lại phía “hang", phía căn cứ hoạt động, phía nhà cách mạng. Nhưng ở Bác, con người thứ hai này mới là chính. Bác “lai vô ảnh, khứ vô hình".
 
Tình hình lúc ấy nửa suối, nửa hang, đang vươn ra ánh sáng nhưng động là phải rút ngay vào bí mật, nhìn trên toàn bộ thì hang vẫn là chính, vì thế câu thơ vẫn khép lại bằng "tối vào hang".
 
Nếu câu thơ lại viết Sáng ra rừng rậm, tối vào hang... thì cũng không đúng nốt với tình hình lịch sử, với tâm hồn tác giả. Tình hình không bao giờ là đen tối với Bác cả. Ngay trong nhà tù thì Người vẫn "Ngôi trên hố xí đợi ngày mai".
 
Và câu thơ như trên sẽ đánh mất suối, đánh mất cái phần thơ, bộ phận tổ thành quan trọng góp phần hoàn chỉnh tâm hồn vốn vĩ đại của tác giả.
 
Nếu lại viết: "Sáng ra, tối vào, suối với hang"... thì thật là xô bồ nói cho xong chuyện, không còn trật tự gì nữa. Hay đây là một thử trật tự lặp lại khá chán chường:
 
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
 
Câu trên nhìn toàn bộ, khai quát toàn đồ "mở cửa thấy núi" (khai kiến sơn) nên câu này cần nhiều chi tiết cụ thể. Nhưng cụ thể đến mấy thì cụ thể, trong câu thơ bảy chữ, Bác chỉ dùng có bốn chữ đầu để nói vẻn vẹn hai chi tiết cháo bẹ, rau măng, còn... ba chữ sau thì Người đã vội nói ý: "vẫn sẵn sàng". Mà cuộc sống cụ thể của Bác hồi ấy có biết bao chi tiết gian khổ! Nhưng Bác đã bỏ qua. Nói hay là không nói? Ừ thôi thì nói. Nói một cách nhẹ nhàng! Gian khổ nhẹ tênh, gian khổ nhẹ nhàng, nhịp nhàng cả với cảnh sinh hoạt nhịp nhàng lúc đó: "sớm tối", “vào ra”, "suối hang", "bẹ măng rau cháo".
 
Những chi tiết gian khổ nhất, Bác đã bỏ qua. Còn chúng ta với tấm lòng nhớ ơn Bác, chúng ta không thể bỏ qua. không thể bỏ quên. Một bạn làm thơ đã liệt kê các chi tiết ấy:
 
(Cuộc đời cách mạng thật là sang)
 
“Bắt con ốc khe, chặt nõn chuối ngàn.
Một bát cơm ngô, giữa ngày bệnh yếu,
Bác chia cùng dân tộc buổi lầm than,
Cháo bẹ, rau măng, vây lùng bủa quét,
Cái nở sinh là một vết thương hồng”.
 
Ba chữ’ "vẫn sẵn sàng”, có giải thích là rau cháo vẫn đầy đủ sẵn sàng. Có người lại giải thích khác đi, là tinh thần vẫn sẵn sàng, dù rau măng, cháo bẹ. Chưa biết ý nào đúng hơn. Câu thơ xê xích giữa hai nghĩa đó, trong cái cánh quạt, quãng cách mở ra giữa hai nghĩa đó. Nhưng bất cứ nghĩa nào, ở quãng nào giũa hai nghĩa đó, câu thơ vẫn nói lên tinh thần lạc quan của tác giả. Không có ba chữ này, làm sao chuyển được từ cảnh trên xuống ý câu ba:
 
"Bàn đá chông chênh, dịch sử Đăng"
 
Người đời Đường, đời Thanh (Trung Quốc) cho rằng tứ tuyệt khó nhất là ở câu ba. Đại đa số các bài thơ tứ tuyệt chuyển ở câu ấy, có khi kết ở câu ấy, biến hóa, đổi dời từ câu ấy.
 
Từ không khí thiên nhiên, suối hang, sớm tối, chuyển qua không khí hoạt động xã hội: Đảng, sử, dịch sử Đảng... Từ những chữ cái mềm mại, suối, máng, rau cháo chuyển qua bàn đá, chất đá rắn chắc. Từ những âm bằng êm đềm, chuyển qua những dấu trắc, nặng (dịch), sắc (đá), hỏi (sử) đanh thép rắn rỏi.
 
Chuyển nhưng rất là hồn nhiên, nhẹ nhàng, chả có gì là gãy đứt với bên trên. Trong khung cảnh hang suối ấy, người xưa san thi, dịch kinh (Kinh dịch chấm son mài)... Và ngày nay giờ Bác ngồi “dịch sử Đảng”. Nhưng khác nhau một vực một trời. 
Tôi đã về Pác Bó. Không có tấm đá nào như bàn cả. Chỉ có tấm lòng vững như bàn thạch của người cách mạng đã nhìn đá ra bàn. Tình thế trong nước, trên thế giới lúc ấy khá chông chênh. Nhưng chông chênh gì thì chông chênh, dựa lên tình hình cách mạng, tấm lòng cách mạng lúc ấy, Bác vẫn tiến hành sáng tạo ra lịch sử.
 
‘‘Dịch" chỉ là một chữ khiêm tốn của Bác đấy thôi, Bác đâu chỉ có dịch. Bác đang viết sử Việt Nam, cả sử thế giới bằng thơ lục bát dân tộc. Và Bác đang tổ chức, lãnh đạo phong trào, sáng tạo nên lịch sử Việt Nam. Chữ "dịch" ngoài ra còn nói lên sự gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế của Bác:
 
"Cuộc đời cách mạng thật là sang"
 
Một nhà thơ khác có thể kết thúc bằng một câu thơ tả tình, tả cảnh, chìm trong cảnh tình, nhập vào cảnh vật. Bác không thích làm văn nghệ, “Ngâm thơ ra vốn không ham”, Bác làm thơ là để nói lên ý của mình, nói trắng ra ý của mình.
 
Nhưng câu thơ không khô khan như một ý thẳng dựng. Câu thơ vẫn tươi mát, nhẹ nhàng, vì trong ấy có một cái mỉm cười, một tí mỉm cười. Bác lạc quan, hay cười nhưng đôi lúc không khỏi cười chua chát. Như thời ở nhà ngục Quảng Tây bị ghẻ, Bác bảo là “mặc áo gấm”, gãi ghẻ, Bác bảo “tựa gảy đàn".
 
Lần này thì không phải thế. Lần này là cái cười, hơi triết lí một chút, của một người đã từng chứng kiến tất cả những cái sang trọng, giàu có nhất trên đời, lẫn những cái cùng cực, đau khổ nhất trên đời. Và bây giờ với tấm lòng từng trải nên bao dung đó, đáng giá sự vật. Ông chủ báo Người cùng khổ cũng là người từng sống trong khách sạn vương giả nhất châu Âu. Cuộc đời cách mạng thật là sang như thế là so với tất cả cuộc đời khác mà Bác đã từng chứng kiến, hay từng sống.
 
Kỉ niệm ba năm ngày mất của Bác, chúng ta tìm hiểu tất cả những gì Người để lại. Lần này là một bài thơ. Một bài thơ mà hình như trên đường đi tiện tay Người hái bên đường, để lại bên đường, rồi tiếp tục đi. Vì với Bác, con đường, cái đích cuối con đường mới là cái chính.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây