Bài thơ Đồng chí được viết đầu năm 1948, sau khi Chính Hữu vừa tham gia chiến dịch Việt Bắc vô cùng gian khổ, ác liệt. Chính hiện thực cuộc sông kháng chiến gian lao và sôi nổi đó đã mang lại cho ông những cảm xúc chân thành về vẻ đẹp bình dị của người lính trong chiến tranh cách mạng và giúp ông thế hiện thành công một tình cảm cao đẹp mang dấu ấn thời đại: tình đồng chí.
Tình đồng chí là một tình cảm cao đẹp của những người cùng chung chí hướng, cùng chung lí tưởng. Thời nào cũng có tình đồng chí nhưng trước đây trong thơ ca trưng đại, tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, tình bè bạn được khai thác nhiều hơn. Thời hiện đại, cùng với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, một tình cảm được phát triển sâu rộng và được ngợi ca khẳng định nhiều nhất, ấy là tình đồng chí, đồng đội. Đây là tình cảm gắn bó thiêng liêng và bền chặt của những người cùng chung lí tưởng cách mạng, cùng sát cánh bên nhau chiến đấu cho sự nghiệp chung của dân tộc, của nhân dân.
Tình đồng chí được hình thành trên cơ sở tình cảm giai cấp, sự tương đồng về cảnh ngộ:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Với những hình ảnh cụ thể, mang ý nghĩa hoán dụ, nhà thơ đã giới thiệu nguồn gốc xuất thân của hai nhân vật trừ tình. Họ đều là những người nông dân nghèo từ các miền quê khác nhau, có mặt trên các nẻo đường kháng chiến. Cái tôi trữ tình của nhà thơ đã hoá thân thành người nông dân mặc áo lính để viết những lời thơ tâm tình tặng bạn. Chọn một tâm thế biểu hiện như vậy, Chính Hủu đã có được những lời thơ chân thành, giản dị của những người trong cuộc, thật thấm thìa, sâu nặng.
Quá trình nảy sinh và phát triển tình đồng chí được nhà thơ cắt nghĩa qua những hình ảnh của đời sông kháng chiến:
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
Anh và tôi, hai người ở xa nhau về không gian, không hẹn hò, không quen biết. Vậy nhân tố nào đã làm hai người xa lạ thành đôi tri kỉ và thành đồng chí của nhau? Nhà thơ Chính Hữu đã giúp người đọc nhìn thấy, cảm thấy và hiểu được sâu sắc cơ sở của tình đồng chí. "Súng bên súng" là cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chiến hào, cùng sát cánh bên nhau trong cuộc chiến đâu. "Đầu sát bên đầu" là cùng chung ý chí, là tâm đầu ý hợp, là cùng quyết tâm giải phóng Tổ quốc thân yêu. Gần gũi nhất là "đêm rét chung chăn" là cùng chung hơi ấm, cùng chung cảnh ngộ, là chia sẻ cùng nhau hơi ấm trong đêm. Tất cả những sự đồng cảnh, đồng cảm, đồng tình, đồng ý ấy đã biến hai người xa lạ thành đôi tri kỉ và hơn thế nữa là hai đồng chí của nhau. Từ Đồng chí đứng trọn một dòng thơ như một lời đúc kết, như là đáp sô', là lời giải của sáu câu thơ trên. Tinh đồng chí thật rộng lớn, thiêng liêng và vô cùng thân thiết, gần gũi, máu thịt. Trong cuộc sống chiến đấu, có mối tình nào nặng hơn tình đồng chí, đồng đội?
Nếu sáu câu mở đầu đã cắt nghĩa cội nguồn, sự hình thành tình đồng chí thì mười câu thơ tiếp theo là biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí trong hiện thực cuộc sông kháng chiến. Tình đồng chí ở đây cũng là tình đồng đội, tình cảm của những người cùng nhau chiến đấu chông kẻ thù. Tình cám đó trước hết thể hiện qua sự cảm thông chia sẻ những nỗi niềm về gia đình, quê hương:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Đối với những người nông dân mặc áo lính, nỗi nhớ quê hương bao giờ cũng gắn liền với hình ảnh thân thuộc gần gũi như ruộng nương, nhà cửa. Khi bước vào cuộc sông chiến đấu, họ phải tạm gác tình nhà vì nghĩa lớn, tạm xa những gì thân thiết ở làng quê của mình, lòng sao khỏi xót xa. Nhưng họ biết chấp nhận, biết hi sinh và vượt lên hoàn cảnh: "Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”! Lời thơ có vẻ ngang tàng nhưng vẫn có cái xót xa trước cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. Họ làm sao ở lại nơi tổ ấm khi quân thù giày xéo đất nước quê hương. Họ đã nhất quyết ra đi nhưng lòng vẫn nặng tình nhà, vẫn lưu luyến với người thân, vẫn luôn nhớ "giếng nước", "gốc đa" nơi quê nhà yêu dấu.
Câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” thể hiện rất đúng sắc thái tình cảm của người chiến sĩ ra đi từ làng quê. Họ nhớ về cảnh quê quen thuộc và cũng là nhớ về người thân yêu nơi thôn dã ấy. Tình cảm đó được thế hiện kín đáo qua biện pháp nhân hoá đậm màu sắc dân gian. Người lính nhớ về quê hương và biết rằng người thân ở quê hương cũng đang mong nhớ. Hai chiều nhớ thương ấy đều được gói gọn trong hình ảnh thơ "Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”.
Hiểu nhau, cảm thông chia sẻ cùng nhau những tâm tư về gia đình, quê hương, những người đồng chí còn chia sẻ những gian khổ, khó khăn, thiếu thôn trong cuộc sông kháng chiến. Với bút pháp hiện thực và lời thơ bình dị, tác giả đà ghi lại những chi tiết sống động của hiện thực kháng chiến, những chi tiết tự nói lên những điều cảm động của tình đồng chí:
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Những người lính thời kháng chiến chông Pháp phải đương đầu với những trận sốt rét ác tính, không ít người bị căn bệnh ấy cướp đi sinh mệnh của mình. Nhà thơ Chính Hữu có kể lại thời gian gian khổ đó: "Phải nói là chiến dịch vô cùng gian khổ. Bản thân tôi cũng chỉ phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ nhiều khi phải rải lá khô đê nằm, không có chăn màn, ăn uống rất kham khổ vì đang trên đường hành quân truy kích địch. Tôi cũng phải có trách nhiệm chăm sóc anh em thương binh và chôn cất một số' tử sĩ. Sau trận tôi ốm, tôi phải nằm lại điều trị. Đơn vị cử một đồng chí ở lại săn sóc tôi. Trong khi ốm nằm ở nhà sàn heo hút, tôi làm bài thơ Đồng chí (Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb Giáo dục, tr.136). Những hình ảnh, chi tiết trong bài thơ này đều được lấy từ cuộc đời thật của Chính Hữu và đồng đội. Sự chân thực của những chi tiết, sự mộc mạc cua những hình ảnh và cách thể hiện tình cảm thầm lặng, chân tình đã tạo nên ấn tượng mạnh mẽ sâu sắc của bài thơ Đồng chí.
Nhưng tính sáng tạo và sức lay động mạnh nhất của thi phẩm này tập trung toả sáng ở mấy câu thơ kết:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
Đây là những hình ảnh rất thực và đồng thời cũng rất lãng mạn. Giữa cảnh hoang vu, tĩnh mịch và lạnh lẽo của núi rừng đêm đông hiện lên hình ảnh thân thiết, gắn bó của những người chiến sĩ sát cánh bên nhau canh giữ đất trời. Điều kì diệu là trong khi "chờ giặc tới", người chiến sĩ đã bất ngờ gặp gỡ vầng trăng. Nhà thơ Chính Hữu kể rằng: "Trong chiến dịch nhiều đêm có trăng. Đi phục kích giặc trong đêm, trước mắt tôi chỉ có ba nhân vật: khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu. Ba nhân vật quyện với nhau tạo ra hình ảnh "đấu súng trăng treo" (Nhà văn nói về tác phẩm). Tính sáng tạo của hình ảnh này trước hết là sự liên kết thật bất ngờ. vầng trăng là hình ảnh quen thuộc trong thơ ca muôn đời nay. Nhưng vầng trăng ấy lơ lửng ở chân trời có lúc sà xuống treo vào đầu súng thì thật mới lạ, thật bất ngờ, là một khám phá của nhà thơ Chính Hữu. Chữ treo ở cuối bài thơ quả thật là "nhãn tự" trong một "thần cú": “Đầu súng trăng treo”. Treo là không bị buộc chặt, là lơ lửng, bay bổng lãng mạn. Treo cũng hợp với nhịp điệu 2/2 của câu thơ, cái nhịp đưa võng lơ lửng, chơi vơi trong mênh mông bát ngát của bầu trời. Hình ảnh “đầu súng trăng treo” đã vượt lên ý nghĩa tả thực để trở thành một biểu tượng, một hình ảnh tượng trưng. Hình ảnh này gợi lên sự kết hợp giữa cái chân thực dữ dội của cuộc kháng chiến và sự bay bổng của tâm hồn người chiến sĩ, sự kết hợp hài hoà giữa tinh thần chiến đâu và vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên.
Sự kết hợp kì diệu giữa súng và trăng là một khám phá mới mẻ độc đáo, góp phần quan trọng tạo nên giá trị to lớn của bài thư Đồng chí. Gần hai mươi năm sau, khi cho ra mắt một tập thơ dành trọn tâm huyết của cuộc đời cầm bút, Chính Hữu đã tâm đắc đặt tên tập thơ này là Đầu súng trăng treo (1966).