2. Phân tích, chứng minh những biểu hiện của lòng tự trọng
- Tự trọng là sống trung thực
+ Tự trọng là hết lòng vì công việc; trung thực trong công tác, học tập
+ Tự trọng là dám nhìn nhận sai trái, khuyết điểm của bản thân, sống trong sáng, thẳng thắn
- Tự trọng là biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách
+ Tự trọng là dám bênh vực lẽ phải dù có ảnh hưởng đến quyền lợi bản thân.
+ Lòng tự trọng có nhiều mức độ: Tự trọng bản thân, tự trọng quốc thể, tự trọng dân tộc....
- Dẫn chứng:
+ Trần Bình Trọng: Ta thà làm quỷ nước Nam/ Còn hơn làm vương đất Bắc.
+ Người Nhật: Sau chiến tranh Thế giới thứ II, sau vụ động đất, sóng thần vừa qua…
3. Đánh giá - mở rộng
- Lòng tự trọng là thước đo nhân cách con người. Trong khó khăn thử thách, lòng tự trọng của con người càng làm đẹp con người. Con người không có lòng tự trọng sẽ trở nên vị kỷ, hèn hạ, sống giả dối.
- Con người sống có lòng tự trọng sẽ giúp cho xã hội phát triển, văn minh.
- Cần phân biệt tự trọng với tự ái, tự cao, tự đại...
4. Bài học nhận thức và hành động
- Nhận thức: Lòng tự trọng làm nên giá trị bản thân của mỗi người, giúp con người luôn hướng đến những chuẩn mực chung của xã hội, làm những điều tốt đẹp, suy nghĩ những điều thiện, những điều tích cực...
- Mỗi con người cần bồi đắp cho mình cách sống tự trọng từ những việc làm nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống hàng ngày.