1. Tìm hiểu đề
Đề văn này tương tự như đề văn đã có trong SGK để các em có thêm tình huống luyện tập. Với đề văn này, yếu tố miêu tả và biểu cảm rất quan trọng vì người viết được chứng kiến cái chết của lão Hạc nên có thể miêu tả chi tiết, cụ thể hơn nhân vật ông giáo. Những cảm nhận, phán đoán, suy ngẫm cũng có điểm mới mẻ hơn so với tác phẩm. Qua đó, HS thể hiện được năng lực cảm thụ, óc liên tưởng, tưởng tượng.
Yếu tố miêu tả có thế kết hợp rất hài hòa trong quá trình kể về cái chết của lão Hạc, thái độ của những người hàng xóm khi sang giúp lão Hạc, nhất là ánh mắt, gương mặt của ông giáo và Binh Tư...
2. Dàn ý sơ lược
Mở bài:
Giới thiệu nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (nhân vật “tôi” - người kể được chứng kiến cái chết của lão Hạc).
Thân bài:
Kể lại diễn biến câu chuyện về cái chết đó:
- Tả vài nét về không khí trong nhà lão Hạc.
- Tả lão Hạc đau đớn, vật vã.
- Tả thái độ của mọi người, nhất là ông giáo và Binh Tư.
- Kể mọi người và mình đã làm gì để giúp lão Hạc.
- Kể tâm trạng của mình khi chứng kiến lão Hạc chết.
Kết bài:
Khái quát lại cảm nghĩ của người kể về cái chết của lão Hạc.
3. Dàn bài chi tiết
Mở bài:
- Giới thiệu hoàn cảnh mình sang nhà lão Hạc:
+ Khi đang ngồi đan chiếc rổ thì nghe thấy bước chân chạy rầm rập sang nhà lão Hạc.
+ Mình cũng chạy sang xem thế nào.
Thân bài:
Kể lại diễn biến câu chuyện về cái chết đó.
- Tả qua về không khí xôn xao, ồn ào trong nhà lão Hạc (tiếng của những người hàng xóm...).
- Kể và tả chi tiết về cái chết của lão Hạc:
+ Hành động: vật vã trên giường, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên... vật vã đến 2 giờ đồng hồ.
+ Ngôn ngữ: tru tréo.
+ Diện mạo: đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc, bọt mép sùi ra.
- Thái độ của mọi người xung quanh (nhửng người hàng xóm băn khoăn, họ không biết lão Hạc chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy).
- Thái độ của Binh Tư và ông giáo: Họ im lặng, thương xót, đau khổ, day dứt... như là họ hiểu được nguyên nhân cái chết ấy.
- Người kể trình bày cảm nhận của mình về cái chết ấy:
+ Đó là cái chết vô cùng đau đớn, vật vã, tưởng như lão Hạc đang bị tử thần quăng quật. Lão sống đã khố mà chết cũng đâu có nhẹ nhàng.
+ Khi nghe ông giáo kể về nguyên nhân cái chết của lão Hạc, càng cảm phục thêm về nhân cách trong sạch, tình yêu con đến quên cả tính mạng của lão Hạc, càng thấy căm thù chế độ phong kiến đã xô đẩy, dồn ép người nông dân đến bước đường cùng...
Kết bài:
Khái quát lại cảm nghĩ của người kể về cái chết của lão Hạc (cái chết đau đớn, dữ dội nhưng làm nên một nhân cách trong sáng...).