I. TÁC GIẢ1. Tiểu sửMa Văn Kháng tên khai sinh là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê gốc ở phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội.
Năm mười bốn tuổi, Ma Văn Kháng tham gia tổ chức thiếu sinh quân rồi được cử đi học ở khu học xá Việt Nam tại Trung Quốc. Năm 1960, ông học Khoa Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cai và bắt đầu viết văn.
Ma Văn Kháng thuộc thế hệ những người cầm bút trưởng thành trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông đã có những đóng góp cho sự vận động của văn học nghệ thuật. Ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001.
2. Văn nghiệpMa Văn Kháng là nhà văn có bút lực dồi dào. Ông sáng tác rất nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn. Tiêu biểu là những tác phẩm sau:
Đồng bạc trắng hoa xoè (tiểu thuyết, 1979),
Vùng biên ải (tiểu thuyết, 1983),
Mùa lá rụng trong vườn (tiểu thuyết 1985),
Ngày đẹp trời (tập truyện ngắn 1986),
Đám cưới không có giấy giá thú (tiểu thuyết 1989),
Trăng soi sân nhỏ (tập truyện ngắn, 1994),
Một chiều dông gió (tập truyện ngấn, 1998)...
3. Phong cáchMa Văn Kháng là nhà văn có khả năng xử lí nhiều mảng đề tài khác nhau. Văn phong ông nhẹ nhàng, chú trọng cốt truyện và các tình huống li kì hấp dẫn.
Ông từng phát biểu về phong cách của mình:
“Nhiều người vẫn bảo rằng sở trường của tôi là truyện ngắn, về miền núi, truyện ngắn của tôi có yếu tố lạ. Về mảng đời sống đô thị, từ những năm 80 trở lại đây, truyện của tôi đậm đà chất liệu đời thường. Tôi khai thác được hai mảng đề tài này. Về nghệ thuật, truyện ngắn của tôi ít nhiều thành công trong việc vận dụng thể loại. Tôi nghĩ mình có duyên với truyện ngắn. Tôi cũng yêu tiểu thuyết của mình, không phải là “văn mình” đâu. Nếu viết truyện ngắn là bắn vài con chim thì viết tiểu thuyết là một cuộc đi săn hổ dữ. Nó cần một vốn sống tổng hợp lớn, một tư tưởng đặc sắc, một sức viết bền và một kho chữ nghĩa phong phú”. II. TÁC PHẨM: Mùa lá rụng trong vườn1. Vài nét về tác phẩmSong hành với những đổi mới của đất nước, văn học Việt Nam trong thập niên tám mươi của thế kỉ XX có những chuyển động mạnh mẽ.
Mùa lá rụng trong vườn là tác phẩm ra đời trong giai đoạn xã hội chuyển mình xoá bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp để sang nền kinh tế thị trường. Tác phẩm thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh tế của nhà văn đối với những biến động, những thay đổi trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam trong giai đoạn giao thời giữa mới và cũ với những mặt tích cực và tiêu cực của nó. Chọn gia đình ông Bằng, một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gia phong nay trở nên chao đảo trước những biến động của cuộc sống bên ngoài chi phối, Ma Văn Kháng bày tỏ niềm lo âu sâu sắc trước những thay đổi về quan niệm sống, về sự đi xuống của các giá trị truyền thống.
Mùa lá rụng trong vườn là cuốn tiểu thuyết được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986.
2. Những giá trị nội dung, nghệ thuậta. Nội dungĐoạn trích trong SGK Ngữ Văn 12, rút từ chương 2 của tiểu thuyết
Mùa lá rụng trong vườn.
Chủ đề của đoạn trích viết về một cái Tết sum họp. Chị Hoài, dù hiện tại đã có một gia đình riêng, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu đã hi sinh trong chiến tranh nhưng chị vẫn luôn quan tâm sâu sắc đến những người thân trước đây. Sự xuất hiện của chị Hoài trong thời điểm này đã đem dến những chuyển biến quan trọng đối với mọi thành viên trong gia đình ông Bằng.
Nét đẹp toả rạng từ chị Hoài là hai phẩm chất đáng trân trọng: tình nghĩa và thuỷ chung. Mọi người trong gia đình ông Bằng, tuy mỗi người mỗi tính cách khác nhau nhưng ai cũng nhận thấy và hết sức yêu quý chị ớ tấm lòng nhân hậu.
Những phẩm chất tốt đẹp của chị Hoài thể hiện qua việc chị đột ngột trở về sum họp với gia đình người chồng cũ trong buổi chiều cuối năm, dự buổi cơm cúng tất niên. Chị mang theo những món quà quê giản dị mà chứa chan những tình cảm chân thành.
Điều quan trọng nhất là chị xuất hiện trong thời điểm gia đình bố chồng trước đây của chị đang có nhiều rạn vỡ, chính tấm lòng của chị, chính sự quan tâm của chị đã góp phần gắn kết mọi thành viên trong gia đình, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc.
b. Nghệ thuậtVăn bản khắc hoạ rất thành công bầu không khí Tết cổ truyền của dân tộc. Một mặt, tác giả cho thấy sự đổi thay của đất nước một mặt vẫn gợi lên sự mất mát xót xa của con người trong chiến tranh và những nỗ lực vượt thoát để xây dựng cuộc sống mới.