Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Kể về thầy (cô giáo) của em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập).

Thứ tư - 04/11/2015 09:33
A. Hướng dẫn làm bài
- Đề bài yêu cầu kể về một người thầy giáo hoặc cô giáo đã quan tâm, lo lắng và động viên giúp em học tập.
- Những chi tiết, sự việc trong truyện được xây dựng từ những điều quan sát trong thực tế đời sống.
- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, người kể chuyện xưng “em” hoặc “tôi”. Truyện kể có thể được tưởng tượng hư cấu thêm trên cơ sở những sự việc có thật để câu chuyện vừa có cảm xúc vừa phong phú, hấp dẫn.
- Bài văn cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
+ Khái quát về vai trò của các thầy cô giáo đối với bản thân em (chẳng hạn: là người dạy dỗ, chỉ bảo giúp em phát triển toàn diện về tri thức và nhân cách...).
+ Giới thiệu người thầy giáo hoặc cô giáo mà em sẽ kể (thầy, cô dạy lớp mấy, dạy môn gì); khái quát tình cảm mà thầy giáo hoặc cô giáo ấy dành cho em (người quan tâm, lo lắng và động viên em học tập).
Thân bài:
+ Khái quát về đặc điểm gia đình và tính cách của bản thân em (chỉ đề cập đến những chuyện có liên quan đến nội dung sẽ kể. Chẳng hạn:
• Gia đình gặp nhiều khó khăn / bố mẹ bận rộn ít có thời gian quan tâm đến em,...
• Em vốn lười nhác, nghịch ngợm / hay tự ti / tính không cẩn thận, hay nhầm,...).
+ Khái quát về những đặc điểm nổi bật của thầy giáo, cô giáo: là giáo viên dạy giỏi, luôn quan tâm đến học sinh, được học sinh và phụ huynh yêu mến, tin tưởng,...
+ Những việc làm cụ thể của thầy giáo hoặc cô giáo thể hiện lòng quan tâm đến em. (Chẳng hạn:
• Trên lớp thường xuyên kiểm tra bài của em, động viên khi em được điểm tốt, chỉ ra và sửa tỉ mỉ những lỗi của em...
• Gọi điện - đến nhà hỏi thăm và chia sẻ với em một số chuyện buồn / kinh nghiệm học,...).
+ Kết quả của những quan tâm, lo lắng mà thầy cô giáo ấy dành cho em.
Kết bài:
+ Cảm nghĩ và mong ước em dành cho thầy giáo hoặc cô giáo.
+ Những việc làm, hành động em có thể làm để đền đáp tấm lòng của thầy cô.

B. Bài văn mẫu

Năm lớp 5 tôi được may mắn hoc thầy Phong. Cho đến giờ chúng tôi vẫn còn nhớ mãi những kỉ niệm về thầy.

Dáng người thầy cao to, đâu phải đến hơn mét bảy, gần mét tám. Tầm tuổi thầy mà cao như vậy thật hiếm có. Tóc thầy đã điểm hoa râm, xoăn tít rất lạ. Mắtthầy to, sáng. Ánh nhìn sắc lạnh và rất nghiêm. Nhưng khi cười trông thầy thật hiền từ.

Thầy Phong dạy hay nhất là môn Toán. Bình thường lúc giảng bài thầy rất say sưa. Giọng nói chậm rãi nhưng nhịp tay cứ thoăn thoắt ghi những công thức lên bảng. Thầy không thích ngồi trên bàn giáo viên lâu. Thầy thường hay đi lại quanh lớp nhìn chúng tôi loay hoay tính toán. Và đặc biệt, thầy rất vui khi chúng tôi tìm ra những cách giải mới, hay và khác cách giải của thầy.

Đầu năm học, khi mới học thầy, trong lớp đứa nào cũng sợ thầy một phép Thầy cứ vào là lớp im phăng phắc, không dám ho he một tiếng. Gọi dạ báo vâng. Bởi trông thầy nghiêm nghị quá. Mái tóc xoăn chải gọn ra sau, chiếc áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần âu luôn được là phẳng nếp. Thầy ít khi nói đùa. Đang giảng bài mà phát hiện anh chàng nào hí hoáy làm việc riêng hay cười đùa là thầy dừng lại ngay. Bằng ánh mắt nghiêm nghị, thầy nhìn thẳng vào người đó. Lúc ấy, chàng ta chỉ có nước xấu hổ mà tự động đứng lên xin lỗi thầy. Xong, thầy không nói gì, lại tiếp tục giảng bài say sưa như chưa có chuyện gì xảy ra. Chính vì thầy nghiêm nghị the nên chúng tôi it khi dám trò chuyện với thầy bên ngoài giờ học.

Mãi đến 20/11, kỉ niệm ngày Hiến chương các nhà giáo Việt Nam, bọn chúng tôi mới khám phá hết con người của thầy. Thầy là một con người rất tình cảm. Thầy rớt nước mắt khi nhận từ chúng tôi những bài hát và lời chúc chân thành. Đáp lại chúng tôi được thưởng thức giọng ca trầm ấm hay hơn cả Trọng Tấn của thầy. Chưa bao giờ chúng tôi thấy thầy cười tươi và nói nhiều đến vậy. Thầy kể cho chúng tôi nghe hồi còn trẻ, thầy và các bạn học trong lớp tre nứa, vừa học vừa nghe tiếng báo động. Nhũng lúc trời mưa, lớp dột, cả thầy và trò ngồi dúm lại một góc mà vẫn ướt. Hồi ấy khổ nhưng mà vui lắm. Ai cũng chăm học và ngoan ngoãn.

Khi đã gần gũi với thầy hơn, chúng tôi phát hiện ra nhiều điều mới từ thầy. Thầy là một nhà giáo rất tâm huyết với nghề. Thầy thường bỏ hàng giờ đồng hồ, thậm chí cả buổi chiều thứ bảy chủ nhật để kèm thêm cho những bạn kém mà không lấy tiền. Thầy rất kiên nhẫn. Thầy giảng thật chậm, thật kĩ. Khi chúng tôi đã hiểu thầy mới chuyển sang bài khác.

Năm học cuối cấp của tôi trôi qua rất nhanh. Ngày chúng tôi ra trường cũng là ngày thầy về hưu. Thầy buồn lắm khi phải xa chúng tôi, xa lớp học trò cuối cùng của thầy, xa nghề dạy học. Những hình ảnh của thầy mãi mãi ghi dấu trong tâm hồn thơ bé của chúng tôi, sẽ không thể mờ phai. Cho đến giờ tôi còn nhớ mãi bài thơ thầy đọc trong buổi lễ chia tay:

"Hãy nhìn đi em - con đường phía  trước
Còn rất dài, cũng thật nhiều chông gai.
Thầy cô sẽ không dắt em đi suốt con đường dài
Chỉ mong sao
Mỗi bước em đi trên chặng đường mới.
Em vững vàng, vấp ngã - biết đứng dậy,
Chẳng bao giờ đánh mất niềm tin”.

ST

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây