Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Hãy kể lại một chuyến thăm quê nội hoặc ngoại làm em nhớ mãi

Thứ hai - 04/03/2019 10:57
Đêm nay, trăng thượng tuần vừa treo trên đỉnh núi Ba Vì, thì mẹ và chị em tôi cũng vừa tới nhà ông bà ngoại, tại làng Bơn Đống, một làng văn hoá của 84 gia đình người dân tộc Mường ở Ba Vì, Sơn Tây, nay thuộc Hà Nội.
Ông bà tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng vẫn còn khoẻ mạnh. Ông bà có sáu người con, gồm bốn trai, hai gái. Mẹ tôi là con út của ông bà, lấy chồng người dân tộc Kinh ở miền xuôi. Hiện nay, ông bà ngoại tôi ở với bác Công, con trai thứ ba của ông bà.

Sau trận bão năm 1981 ngôi nhà sàn của ôngbà ngoại tôi bị tàn phá tan hoang, phải xây dụng lại thành ngôi nhà năm gian cấp bốn, nép mình bên sườn đồi dưới chân núi Ba Vì.

Làng Bơn Đông trải dài, trải rộng trên một vùng đồi bao la, cây cối tốt tươi, um tùm. Con suối Bơn nước trong xanh, in rõ hình đá cuội vàng thầm; về mùa mưa lũ,nước ào ào, cuồn cuộn suốt đêm ngày.

Qua cầu gỗ bắc ngang suối Bơn là đi vào ngõ, vào sân, vào nhà ông bà ngoại. Sân rộng lát xi măng phẳng lì, nền nhà lát gạch hoa sạch bóng.

Lần thứ ba, tôi mới đến chơi nhà ông bà, nhà bác Công. Cảnh vật ở đây làm tôi ngạc nhiên quá. Ở miền xuôi, mẹ tôi là giáo viên Tiểu học, bố tôi là bác sĩ quân y, nhưng nhà cửa vật dụng quá đơn sơ. Còn nhà ông bà, nhà bác thật giàu có, sang trọng.

Mé sân là ao cá rộng trên 400 mét vuông thả cá mè, cá trắm. Bờ ao trồng hơn mười cây ổi. Ổi để bán, để ăn, để nuôi cá. Phía xa là khu nuôi gia súc, gia cầm. Có chuồng nuôi lợn nái, lợn thịt. Có chuồng nuôi trâu bò. Có chuồng nuôi gà, nuôi ngan. Ba con trâu đen, năm con bò, hai con bê, một cặp bò sữa Hà Lan. Trên chạc cây hồng trước sân, bác Công đặt hai chuồng bồ câu, chuồng nào cũng có ba tầng, gồm 12 ô, trông xa như một buyn-đinh trên tranh vẽ.

Giường tủ trongnhà đều bằng gỗ quý. Cũng ti vi, tủ lạnh, xe máy (loại xịn) như nhiều gia đình giàu có ở quê tôi. Ông bà vẫn tham gia trồng trọt, chăn nuôi cùng con cháu. Vợ chồng bác Công thức khuya dậy sớm, chân lấm tay bùn quanh năm, thế mà một tháng hai lần có bồ câu hầm hạt sen bồi dưỡng. Mỗi năm tiền bán sữa tươi, tiền thu nhập kinh tế VAC lên tới 50 triệu. Mẹ tôi nói: “Bác Công là dân cày triệu phú đó”.

Tuy sách vở còn sơ sài,nhưng góc học tập của anh Thuận – lớp 9, chị Hoà - lớp 6 rất ngăn nắp. Vừa đi học vừa tham gia lao động với bố mẹ, anh Thuận, chị Hoà đều là học sinh tiên tiến. Bố mẹ tôi đã tặng hai cháu quần áo đẹp và cặp sách đẹp.

Mấy ngày hôm sau, anh Thuận, chị Hoà đã đưa "hai vị khách dân tộc Kinh" đi xem phong cảnh Bơn Đống, đến chơi gia đình một số bạn bè của anh Thuận, chị Hoà. Gia đình nào cũng khang trang, thoáng mát. Anh em tôi được đón tiếp vồn vã, thân tình. Thứ nhất là được lội suối, leo núi lần theo nẻo đường Sơn Tinh rước Mị Nương lên lầu son..., xem cá trắm, cá mè, giỡn trăng và đớp ổi chín rụng trên mặt ao. Được đi tắm suối. Được theo bà đi chợ. Được đi hái hoa rừng...

Năm ngày trôi nhanh quá. Chị em tôi lại theo mẹ về xuôi. Ông bà, bác Công cứ muốn giữ hai cháu ở lại chơi..., nhưng mẹ hứa: “Sang năm, vợ chồng con và hai cháu sẽ lên ở chơi dài dài…”

Một chuyến về quê ngoại đầy ắp kỉ niệm đẹp làm tôi nhớ mãi.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây