Trước hết, chúng ta hãy xem bản chất của bọn quan lại phong kiến thời bấy giờ là gì. Chúng trước tiên là những kẻ hay xu nịnh. Chúng ta thử hỏi xem những tên như quan phụ mẫu trong sống chết mặc bay, tên huyện Hinh trong Đồng hào có ma, tên quan phủ Tư Ân trong Tắt đèn, liệu có phải vì chúng có tài đức gì nên mới được làm quan? Không, chúng chỉ là những tên dùng thủ đoạn đút lót quan trên để có những chiếc ghế đó, để nhiễu dân, vơ vét của dần. Khi đã được yên vị, chúng vẫn luôn bợ đỡ, nịnh nọt những ông Tây để leo cao hơn, cao hơn. Có thể nói, chúng chỉ là những kẻ dốt nát, nhờ xu nịnh mà được leo cao làm quan.
Bọn quan lại phong kiến cũng lại là những tên tàn ác vô lương tâm. Thì đấy “ông quan phụ mẫu” chính là như thế. Trong lúc nhân dân lo giữ đê để cứu làng, cứu mọi người, thì quan không lo làm trách nhiệm của quan là đốc thúc nhân dân, mà ung dung ngồi trong ngôi đình cao để chơi bài, ăn yến. Trong đó quan được kẻ dưới tâng bốc lên, rồi khi ù thì bọn kia (chỉ lũ hương lí, chần tay của quan) lại kêu lên: “Ngài giỏi thật”. Đến khi có người vào báo đê sắp vỡ, quan còn quát mắng kẻ đó phá niềm vui của “ngài” và đòi “cách cổ” hắn ta. Tệ hại hơn là quan còn thản nhiên, thậm chí vui vẻ, đúng vào lúc đê vỡ, khi “người sông không chỗ ở, người chết không chỗ chôn”, bởi khi ấy quan thắng ván bài. Cùng là người dân đất Việt, nhưng khi thấy đồng bào bị nạn, quan không mảy may xót thương, tấm lòng “phụ mẫu” đi đâu rồi? Như vậy chỉ bằng chi tiết đó, Phạm Duy Tôn đã đả kích mạnh mẽ cái sự vô lương tâm, cái tàn nhẫn đến mức không còn tính người của tên quan phụ mẫu và các loại người như hắn, Hắn mang danh là quan cha mẹ của dân, nhưng thực chất là sâu mọt chuyên đục khoét dân, còn tính mạng của dân thế nào thì quan thây kệ. Trong Tắt đèn chúng ta cũng thấy sự tàn nhẫn của bọn này. Mặc dù chúng không trực tiếp cầm roi, cầm,gậy hành hạ dân, nhưng hành động của chúng còn độc ác hơn. Chúng đặt ra thuế khóa nặng nề, một phần để cung phụng quan Tây, quan trên, còn lại thì vơ vào túi. Chính những thứ thuế đó đã phá tan bao gia đình chị Dậu, làm cho bao kẻ sống dở chết dở như anh Dậu, và làm cho mẹ con li tán, như mẹ con chị Dậu. Bộ mặt người mà lòng lang dạ thú của chúng thật đáng đem ra vạch trần. Và các tác giả đã vẽ lên được bộ mặt thật của chúng thật sắc sảo, tài tình.
Không chỉ dừng ở đó, chúng còn là bọn “cướp ngày”. Nhân dân ta có câu:
Con ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
quả là đúng. Chúng ta thử trông vào huyện Hinh mà xem, tại san ông ta “béo ơi là béo”? Chính là vì ông ta ăn bẩn! Tác giả đã tài tình làm sao khi dùng từ “ăn bẩn”. Đó là hình ảnh ẩn dụ, hình ảnh đã bóc trần bộ mặt “cướp ngày” của hắn. Khi chị Nuôi đến công đường nhờ quan “đèn trời soi xét”, tìm cho ra kẻ trộm, nhưng lạ thay, quan ngồi yên như phỗng, và đến khi chị Nuôi vì sợ mà đánh rơi tiền, quan bỗng cử động. Đấy là cử động lấy chân giẫm lên đồng hào đôi của chị Nuôi. Thành ra chị không đủ một đồng lệ phí trình quan, đành ra về. Có thể chị biết “con ma” lấy tiền của chị đấy, nhưng dám làm gì? Bởi vậy màn kịch câm cuối câu chuyện này là một màn kịch thật xuất sắc. Nó đã lột trần bộ mặt “cướp ngày” một cách hèn hạ, bẩn thỉu của bọn quan lại bấy giờ.
Và nét cuối cùng trong bộ mặt thật của bọn quan lại mà các tác giả đã vẽ lên chính là sự dâm ô của chúng. Trong tác phẩm Tắt đèn, chúng ta biết đã có lúc chị Dậu bị bắt lên phủ vì tội “chống lại người nhà nước” là bọn tay sai của quan. Và trong lần đó, tên quan phủ Tư Ân đã lợi dụng cảnh ngộ của chị, bắt chị vào phòng hắn. Nhân lúc vợ vắng nhà, hắn định cưỡng hiếp chị. Mặc dù kết thúc cảnh đó là chị Dậu thoát được, nhưng bộ mặt dâm ô của hắn vẫn còn ghi rõ trong từng chữ của Ngô Tất Tố. Thế nhưng tránh lần này chị Dậu vấp phải lần khác. Đó là một đêm “tắt đèn”, vào cái dạo chị đi ở vú cho nhà quan tỉnh, quan cụ đã mò vào phòng chị và giở trò bỉ ổi.
Có thể nói rằng, thông qua những hình tượng quan lại điển hình đó, các tác giả văn học hiện thực đã vạch trần ra rằng: Bọn quan lại thời đó đều lồ hiện thân của bao cái xấu xa nhất trong xã hội bấy giờ - xu nịnh, độc ác, tàn bạo, bòn rút của dân không từ một cái gì và rất dâm ô.
Loại người thứ hai đáng lên án trong các tác phẩm này là bọn địa chủ cường hào. Về loại nhân vật này, không ai miêu tả tài tình bằng Ngô Tất Tố. Điển hình cho loại người này là vợ chồng Nghị Quế. Bọn này trước hết mang bản tính hách dịch. Chị Dậu vào nhà Nghị Quế để nói chuyện bán con, chúng cứ để cho lũ chó xông ra cắn chị. Thái độ thờ ơ như thế lại tiếp tục cho đến khi chị Dậu gặp mặt chúng. Chị quỳ ở cửa, còn bọn chúng thản nhiên lau mồm lau mép. Rồi đến khi vào việc trao đổi, Nghị Quế cậy quyền cậy thế, nói với chị Dậu mà như quát với súc vật. Chúng ta phải nói vậy vì từ lúc chị vào nhà hắn, hắn đâu có coi chị là con người. Thái độ đáng ghét của bọn địa chủ như Nghị Quế đã được Ngô Tất Tốvạch trần. Và không chỉ thế, chúng còn là loại người độc ác, tàn nhẫn. Chúng giàu nứt đốđổ vách mà chỉ có hơn hai đồng bạc chúng đã bắt chị Dậu đổi bằng chính đứa con của chị và cả một đàn chó mới đẻ. Rồi khi đã có được đứa ở mới là con chị Dậu, chúng bắt em phải bốc cơm của chómà ăn ngay trước mặt mẹ em. Chúng nhẫn tâm hành hạ một đứa trẻ và một người mẹ đã phải rứt ruột bán con. Có lẽ, mỗi dòng chữ Ngô Tất Tốviết ra là một nỗi căm giận hòa cùng nước mắt. Tóm lại, bọn địa chủ cường hào cũng lại là những kẻ điển hình cho loại người độc ác vô lương tâm và vô cùng hông hách.
Cuối cùng loại người thứ ba mà các tác giả đã dựng lên trong bức tranh xã hội là bọn tay sai. Bọn tay sai này cũng gian ác không kém gì chủ của chúng. Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, tội ác do chúng gây ra không phải là ít. Chúng vào từng nhà dân, quát tháo ầm ĩ để đốc thúc dân nộp thuế. Nhà nào không đủ thuế thì chúng bắt người đem về hành hạ. Anh Dậu cũng chỉ vì một suất SƯU mà bị chúng đánh cho sông mà chỉ còn như một xác chết. Hành hạ một con người ốm đau đến như thế chỉ có bọn lang sói đội lốt người mới đang tâm làm. Đánh đập người ta đến khi moi được suất SƯU rồi chúng vẫn chưa hài lòng. Chúng còn đòi anh phải đương đầu với một thảm họa tiếp: nộp SƯU cho người em đã chết! Mặc dầu anh vừa mới tỉnh dậy sau những trận đòn trước, chúng vẫn sấn vào bắt trói anh, bỏ ngoài tai tất cả những lời van xin thảm thiết của vợ con người ta. Rồi chúng còn đánh cả một người phụ nữ thân cô thế cô. Chúng tát vào mặt chị Dậu, bịch mấy cái vào ngực chị. Hành động thô lỗ, cục cằn mà ác độc đó thử hỏi người thường có ai làm được, nếu không phải là loài cầm thú. Giống như quan thầy của chúng, bọn tay sai này cũng ăn “cướp ngày” như ranh. Chị Nuôi, người đàn bà nghèo kiết xác, đến công đường, chúng cũng bắt đưa tiền, không đưa thì chắc chắn là ở ngoài cổng. Đưa rồi cũng chưa chắc được việc. Bằng chứng là chị Nuôi đưa tiền rồi lỉnh mất! Bản chất tráo trở, lừa lọc của chúng, tuy chỉ được vẽ qua bằng vài nét như vậy, nhưng cũng đủ cho thấy chúng thật đáng nguyền rủa.
Tóm lại, qua ba tác phẩm truyện ngắn sống chết mặc bay, Đồng hào có ma và Tắt đèn, ta thấy đáy chính là bức tranh tổng hợp. Nhưng không phải là một bức tranh đẹp, mà hiện lên trong tranh là những bộ mặt dãman, tàn bạo, toàn một bọn mình người mặt quỷ dữ. Đó là bọn quan lại, cường hào địa chủ và tay sai, bọn người đã gây bao đau thương cho dân nghèo làng quê ta xưa kia. Với ba thiên truyện ngắn này, các tác giả đã vạch trần những bản chất độc ác vô lương tâm, bốc lột dân nghèo đến tận xương tủy, hạch sách dân chúng đủ điều. Và do đó, chúng ta càng càm ghét chúng bao nhiêu thì chúng ta càng khâm phục các tác giả bấy nhiêu.