Vào tháng Hai, tháng Ba âm lịch, khi mưa xuân giăng một màn bụi mỏng trắng mờ che phủ xóm làng, tiết trời đã ấm áp là lúc lá khúc bắt dầu lên mơn mởn các bãi đất ven đê dọc các triền sông. Chẳng ai trồng rau khúc. Nó tự nhiên âm thầm mọc lên, như có phần bẽn lẽn vì sự giản dị của mình, lặng lẽ mang đến cho con người những ngọn lá xanh mướt, mang vị thơm, vị bùi rất đặc biệt trong một thứ quà quê được gọi tên bàng chính loại lá độc đáo làm ra nó: bánh khúc.
Chẳng biết bánh khúc có từ bao giờ, ai là người đầu tiên làm được món bánh này nhưng bánh khúc đã quen thuộc từ lâu với rất nhiều người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, từ nông thôn đến thành thị.
Làm bánh khúc không khó, nhưng đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ và cả kinh nghiệm người xưa truyền dạy. Nguyên liệu chủ đạo làm nên hương vị độc đáo của món bánh này là lá khúc.
Lá khúc hái từ buổi sớm, chọn những lá đang độ tươi non mơn mởn hái đem về giã cho nhuyễn rồi trộn với bột gạo làm vỏ bánh. Nhân bánh được làm từ đậu xanh đồ chín tới giã thật mịn, viên lại nhỏ bằng quả trứng gà ri cùng với thịt ba chỉ thái hạt lựu, rắc thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi. Dàn mỏng lớp vỏ thật khéo bao kín nhân bánh, xếp từng lượt bánh vào nồi hấp như đồ xôi, mỗi lớp bánh lại rắc một lượt gạo nếp ngon đã ngâm kỹ làm áo. Từ lúc nước sôi đến lúc bánh chín chừng tàn một quê hương.
Bánh khúc là một thứ quà, trong những thứ quà bánh. Nó cũng có thể giúp người ta đỡ đói lòng khi nhớ bữa vì thành phần dinh dưỡng khá cao. Thưởng thức bánh khúc khi còn nóng mới thấy hết được hương vị của bánh khúc, một thứ hương vị tổng hợp, kết hợp nhiều mùi vị tự nhiên của ruộng đồng một cách khéo léo tài tình gói gọn trong tấm bánh bé nhỏ, không cần tới sự trợ giúp của các loại hoá chất hay bất cứ thứ công nghệ thực phẩm nào.
Bánh khúc là một món quà quê nhưng được người thành thị ưa thích. Người ta thích bánh khúc chính bởi cái tính "lành" của nó. Món bánh cổ truyền này vẫn sông trong xã hội hiện đại bên cạnh những loại bánh khúc được đóng gói trên aây chuyền công nghiệp.
Người ta có thể thưởng thức bánh khúc bất cứ khi nào thích nhưng bánh khúc thường được rao bán cùng với vài loại quà bánh khác vào buổi tối. Những tiếng rao "Ai khúc đê..." mang món quà quê bình dị này tới tận nơi, len lỏi tới từng ngõ phố nhỏ. Chẳng biết khi nâng chiếc bánh khúc nóng hổi, bốc khói nghi ngút, thơm mùi gạo nếp, mùi lá khúc, quyện lẫn vị bùi, vị béo của thịt và đỗ có ai biết đến ngọn lá giản dị kia, và những người đang một nắng hai sương làm bánh khúc.