Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: “Đi một ngày dàng học một sàng khôn”

Thứ tư - 06/03/2019 12:28
Đề kiểm tra 1 tiết, Ngữ Văn 7: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ: “Đi một ngày dàng học một sàng khôn”
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
 
1. Giải thích
- Nghĩa đen:
+ Đi một ngày đàng! Sự dịch chuyển thay đổi không gian.
+ Học một sàng khôn! Thu nhận được nhiều thứ.
- Nghĩa cả câu: con người phải luôn có ý thức học hỏi, quan sát, tìm tòi, khám phá lúc ấy mới thu nhận được nhiều tri thức (điều hay lẽ phải ở đời).
 
2. Chứng minh: Đặt câu hỏi, con người học sàng khôn ở đâu?
- Ở nhà, học những lời dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh chị.
- Ra đường học ở bạn bè, những người lớn những điều tốt đẹp.
- Tại trường học ở thầy cô, sách vở.
- Thấy điều xấu nên tránh, điều tốt nên thu.
=> Muốn thu nhận được điều khôn ta phải có ý thức tìm tòi, chọn lọc lấy cái hay, cái đẹp. Nếu không có ý thức ấy thì dù có chọn lọc nhiều “sàng khôn” cũng vô nghĩa, học phải biết vận dụng hữu ích vào cuộc sống của mình.
 
BÀI LÀM THAM KHẢO

Kho tàng tục ngữ dân gian Việt Nam rất phong phú, với nhiều chủ đề, nhiều triết lí sống răn dạy con cháu qua bao thế hệ. Các câu ca dao, tục ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm sống, những trải nghiệm mà nhân dân bao đời đưa từ cuộc sống vào thơ ca về thời tiết, đạo lí, quy luật. Trong đó, câu tục ngữ về tinh thần hiếu học hay được nhắc tới là: “ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, nhắc nhở chúng ta rằng không chỉ học trong sách vở, mà cần áp dụng thực tế để trau rồi vốn hiểu biết.
 
Ý nghĩa của câu tục ngữ rất hay, “đi một ngày đàng”  có nghĩa là đi một ngày đường. “Sàng khôn” là những điều mới mẻ, có ích mà ta học được thể hiện sự hiểu biết nhiều và rộng rãi. Cả câu tục ngữ khuyên bảo chúng ta không chỉ học ở trong sách vở là sẽ giỏi, cần phải đi đây đó để mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết và vốn sống, tích lũy kiến thức trong cả đời sống thực tế, cần áp dụng lí thuyết vào thực hành để chuẩn bị hành trang bước vào đời. Ngoài kia thế giới luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng chỉ dậm chân một chỗ mà thôi. Câu tục ngữ vừa nói đến thời gian, vừa nói đến không gian. Muốn phát triển chúng ta cần bỏ thời gian để đi đến những vùng đất mới, gặp những con người mới, học hỏi các phong tục mới, những nếp sống mới, bạn sẽ phát hiện rất nhiều điều thú vị và hay ho, khác hẳn trong sách vở.
 
Ở trong thực tế xã hội, nếu bạn không tự tìm tòi, học hỏi thì làm sao có thể thành tài. Có những thứ chỉ học ở trong đời sống mới áp dụng được còn sách vở và li thuyết thì không.
 
Một giám đốc công ty, để có một công ty thành công như thế thì chắc chắn kiến thức thị trường của ông rất tốt. Nếu ông không tự mình tìm hiểu sở thích của khách hàng, không miệt mài phát các tờ rơi quảng cáo, hay các trang mạng thăm dò ý kiến thì sẽ không có một công ty như bây giờ. Ai cũng học trên sách vở là kinh doanh phải có lợi nhuận, kinh doanh đáp ứng các mặt hàng phù hợp nhu cầu, nhưng nếu cứ ngồi phỏng đoán thì sẽ chẳng có một sự thành công nào.
 
Hay như nhà bác học Niu-ton đã dùng sự thông thái của mình phát minh ra tàu điện. Vì được nghe câu chuyện của một bà lão phải đi bộ nhiều cây số để đến được thành phố, nếu không có cuộc gặp mặt đó thì sẽ không bao giờ có cuộc phát minh đó, ngoài việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cần phải ra ngoài tiếp xúc với cuộc sống dân cư, tiếp xúc với mọi người xung quanh cũng là một cách mở mang hiểu biết rất tốt. Cái miệng của mỗi người là kho thông tin phong phú, chỉ cần chịu khó ra đường một chút, nói chuyện với vài người là bạn đã nắm rõ cuộc sống bao la ngoài kia.
 
Có một câu chuyện kể về một anh chàng ngốc nghếch, cô vợ thì thông minh, muốn dạy khôn cho chồng, đã liên tục cho chồng ra ngoài hóng ngày, lần đầu tiên anh chồng bị đánh, lần hai bị đuổi vì đám ma hát nhạc đám cưới, đám cưới thì lại khóc lóc, anh ngốc sợ không đi nữa, nhưng dần dần nghe vợ dậy rồi vợ khuyên anh lại ra đường, nhưng lần này thấy hổ, anh chỉ đứng nhìn rồi bỏ chay, cái khôn không chỉ đi một lần là khôn, không chỉ thấy một lần là hiểu biết, nó cần sự trau rồi hàng ngày, có khi phải chịu qua nhiều thách thức, mới tìm ra được cái mình cần học hỏi.
 
Ý nghĩa của câu tục ngữ hoàn toàn đúng. Có chịu khó đi đó đây thì tầm nhìn mới được mở rộng, hiểu biết mới được nâng cao, con người sẽ khôn ra. Trên thế giới bao la chỗ nào cũng có những cái hay, cái đẹp của canh vật và sự thân thiện của con người. Đi càng nhiều thì biết càng nhiều, càng già dặn và có tầm suy nghi bao quát hơn, có các cách ứng xử tinh tế hơn với người xung quanh, mọi mối quan hệ trở nên dễ dàng và thoải mái hơn nhiều.
 
Trong cuộc sống hiện đại, việc học hỏi là rất cần thiết, học nhiều điều mới mẻ có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Học để tự tin, để có thêm kiến thức, để làm chủ được mình, để xây dựng và đóng góp càng nhiều vào việc xây dựng đất nước.
 
Từ câu tục ngữ, ta càng yêu thêm nền văn học của nhân dân ta, càng muốn phát huy thật tốt truyền thống hiếu học của dân tộc. Thế giới xung quanh là kho tàng vô hạn, mỗi ngày hãy đúc kết cho mình nhiều điều mới từ cuộc đời, vì chính nó mới là cái chứng ta cần học hỏi và tìm tòi, đừng bỏ phí nó vì nó mãi là vô tận.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây