Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Em hãy đóng vai cặp kính của cậu học trò ham chơi điện tử để kể chuyện về mình.

Chủ nhật - 08/09/2019 11:04
A. Hướng dẫn làm bài
- Đề bài yêu cầu cặp kính của cậu học trò ham chơi điện tử tự kể chuyện về mình.
- Kể chuyện dựa vào hiểu biết từ thực tế cuộc sống và tưởng tượng của bản thân.
- Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất, cặp kính xưng “tôi” tự kể chuyện mình. Bản thân người viết cần hóa thân là cặp kính, cặp kính là một nhân vật để tưởng tượng thêm những chi tiết hợp lí.
- Bài làm cần đủ các ý chính sau:
Mở bài:
+ Giới thiệu nhân vật kể chuyện: cặp kính.
+ Giới thiệu về cuộc sống của cặp kính.
Thân bài:
+ Hoàn cảnh cặp kính làm “bạn đồng hành” với cậu học trò ham chơi điện tử.
+ Cuộc sống của cặp kính khi ở cùng cậu học trò ham chơi điện tử.
+ Cậu học trò ham chơi điện tử rút ra được bài học.
Kết bài:
+ Khẳng định giá trị của cặp kính.
+ Khuyên các bạn học sinh biết giữ gìn đôi mắt.

B. Bài văn mẫu
Họ hàng nhà kính chúng tôi rất đa dạng, phong phú: có bác kính lão, có cô kính mát, có nàng tiểu thư mang tên “thời trang”...còn tôi là anh chàng “kính cận”. Mỗi người khi có nhu cầu đều chọn cho mình một loại kính phù hợp. Và có lẽ tôi ít được mọi người yêu quý nhất vì chẳng ai thích bị cận cả. Vì thế mà cuộc sống của tôi cũng chẳng mấy vui vẻ, nhất là từ khi tôi về ở cùng một cậu bé học trò ham chơi điện tử.

Lúc đầu, khi mới ở nhà sản xuất ra chúng tôi được trưng bày trong tủ kính rất cẩn thận. Bởi ngày càng nhiều người bị cận nên chúng tôi - kính cận đã được sản xuất và sử dụng nhiều hơn. Càng ngày tôi càng tự tin hơn vì biết mình thật có ích, mình đã và sẽ giúp đỡ được bao người trong cuộc sống này. Và tôi cũng nhận được từ mọi người tình cảm yêu mến, biết ơn.

Gần nơi tôi ở có một quán điện tử. Hôm nào quán cũng đông khách, khách quen là những cậu nhóc học sinh, sau buổi học không về nhà ngay mà tạt vào quán “giải trí” khoảng một, hai giờ đồng hồ. Trong số đó tôi rất ấn tượng với cậu học trò lớp 6, cao ráo, đôi mắt nhìn rất thông minh, nhanh nhẹn. Cậu ham mê điện tử đến nỗi có bữa quên cả về nhà ăn cơm, cậu chơi suốt buổi trưa rồi từ quán lại đi học. Cứ như thế, một thời gian sau tôi không còn thây đôi mắt thông minh nhanh nhẹn nữa mà thay vào đó là một đôi mắt lờ đờ, mọi thứ trở nên mờ ảo. Thế rồi cậu bị cận thị và tôi được cậu chọn lựa làm người bạn đồng hành.

Làm bạn với cậu học trò tôi luôn mong muôn sẽ mang lại cho cậu điều tốt đẹp, mong đôi mắt cậu sẽ trở lại như xưa. Những ngày đầu tôi luôn cố gắng hết sức để giúp cậu. Nhưng mọi cố gắng của tôi không được cậu học trò tiếp nhận. Ngày ngày cậu ấy vẫn đến quán điện tử như một thói quen không thể bỏ. Những lúc ấy, tôi phải làm việc hết công suất, toàn thân mỏi mệt. Nhìn đôi mắt của cậu ta cứ phải căng ra, tập trung cao độ vào màn hình máy tính, tôi thấy thật đáng sợ. Xung quanh còn ồn ào bởi biết bao âm thanh lộn xộn. Có lúc tôi tưởng như mình sẽ nổ tung ra. Chẳng những thế, tôi còn không được chăm sóc cân thận. Lúc ở nhà hay ở trong lớp học, cậu chủ không giữ gìn tôi cẩn thận. Cậu để tôi nằm ngay trên bàn học nên mấy lần tôi đã bị ngã nhào xuống đất, mắt kính xước rất đáng thương. Thời gian tôi ở cạnh cậu chủ cũng khá lâu rồi nhưng chưa bao giờ tôi được lau chùi cả. Đôi lần vội vàng cậu dùng tà áo cứng lau tôi. Càng ngày tôi càng mờ đi, gọng kính cũng yếu dần...tôi như đang bị lâm bệnh. Nhưng tôi vẫn không nhận được sự chú ý của cậu chủ vì có bao nhiêu thời gian cậu dành hết cho những trò chơi điện tử.

Thời gian càng trôi đi tôi càng “yếu”. Cơ thể tôi chỗ thì xước, chỗ thì mất ốc... và một bên mắt kính của tôi đã bị rơi ra. Nhìn mắt kính nằm một mình lẻ loi ở góc bàn và bị che lấp bởi mấy quyển sách tôi buồn lắm. Cậu chủ cuống lên lo lắng. Không có kính cậu không nhìn được, còn bị bố mẹ mắng nửa. Cậu tìm suốt buổi tối nhưng đành bất lực. Mấy hôm sau cậu cũng không có kính để nhìn, nom cậu buồn so. Có lẽ cậu bắt đầu nhận ra giá trị của tôi. Cho đến hôm tìm thấy mắt kính kia cậu reo lên mừng rỡ. Từ ngày đó cậu chăm sóc cho tôi cẩn thận hơn, không để tôi hư hỏng nữa.

Mắt kính cũng là người bạn, đã giúp rất nhiều cho các bạn học trò. Vì thế hãy giữ gìn và chăm sóc chúng tôi, các bạn nhỏ. Nhưng quan trọng hơn tất cả là giữ gìn đôi mắt thật trong sáng.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây