Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước. (Bài 3)

Thứ ba - 11/03/2014 01:31
Nước Việt Nam chúng ta là nước truyền thống đấu tranh dựng nước và cứu nước, trải qua hàng ngàn năm, nước Việt Nam đã xuất hiện những vị vua, vị tướng lỗi lạc tài ba, anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn trong bài chiếu dời đô, hịch tướng sĩ.
Một trong những vị vua tài giỏi, lỗi lạc của đất nước đó là Lí Công Uẩn, ông là người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lý ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn và lập được nhiều chiến công. Lí Công Uẩn luôn mong muốn đất nước được thịnh trị, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Chính vì thế, ông nhận thấy Hoa Lư không còn phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Vì ông muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muộn đời cho con cháu nên ông đã ban bố chiếu dời đô vào năm 1010 để “trên vâng mệnh trời dưới theo ý dân”.

Việc định đô lập nước là một vấn đề trọng đại phần nào tới tương lai đất nước

Dời đô là khát vọng mong muốn của Lý Công Uẩn, của nhân dân, của lịch sử dân tộc. Muốn vậy, việc dời đô là phải tìm một nơi trung tâm của trời đất, địa thế rồng cuộn hổ ngồi. Lý Công Uẩn tâm đắc nói tới cái nơi đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, nơi đấy không phải là Hoa Lư chật hẹp, mà là một nơi địa thế rộng, bằng, đất đai cao thoáng. Một nơi thuận lợi về tất cả mọi mặt thì nhân dân được ấm no, thanh bình, việc dời đô đã hợp với thiên thời địa lợi nhân hòa..

Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặc rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc đại Việt. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời Tiếp đến là vị tướng Trần Quốc Tuấn, với Lý Công Uẩn là một vị vua anh minh, thương dân thì Trần Quốc Tuấn là một vị tướng giỏi, tài ba biết lấy những suy nghĩ, việc làm của mình để khơi dậy lòng yêu nước của các tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn tức Trần Hưng Đạo, ông là một vị tướng kiệt xuất của dân tộc biết nhìn xa trông rộng, ông đã nhận biết được âm mưu xâm lược của kẻ thù.

Trần Quốc Tuấn luôn luôn khâm phục những bậc nghĩa sĩ trung thần đã xả thân vì đất nước, vì nhân dân. Ông mượn những tấm gương đó dí nói lên tình hình đất nước ta lúc bấy giờ đang bị giặc Nguyên mông lăm le xâm chiếm thì rất cần những tấm gương hi sinh vì nước để bảo vệ từng tấc đất cho nhân dân. Ông tố cáo tội ác của kẻ thù với mọi nhân dân, với triều đình ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi diều mà sỉ mắng triều đình, ông tỏ rõ chúng là thân dê chó, hổ đói. Ngày ngày nhìn sứ giặc làm nhục triều đình Trần Quốc Tuấn ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa và ông sẵn sàng xẻ thịt lột da nuốt gan uống máu quân thù dẫu cho thân mình phải phơi ngoài nơi cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ông cũng cảm thấy vui lòng.

Đứng trước tình cảnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc, Trần Quốc Tuấn phê phán nghiêm khắc những lối sống hưởng lạc nhưng ông cũng tỏ rõ sự quân tâm đến các tướng sĩ, ông cho họ ăn mặc, xe cộ, thuyền ….. sự quan tâm đó sẽ thắt chặt tình cảm giữa chư và tướng. Nếu các tướng sĩ không nghe theo lời thần chư thì hiểm họa trước mắt thật đau xót: “Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào”.

Ông đã chọn thảo cuốn binh thư yếu lược để các tướng sĩ học theo từ bỏ lối sống xa hoa, chuyên chăm vào việc rèn luyện võ nghệ để mọi người giỏi như Bàng Mông nhà nhà đều là Hậu Nghệ để có thể chiến thắng được kẻ thù xâm lược. Thật hả hê khi chúng ta chiến thắng được quân thù, chưa đánh giặc nhưng Trần Quốc Tuấn đã ca khúc khải hoàn chiến thắng “chẳng những thân ta kiếp này đắc chí mà đến các người trăm năm về sau tiếng vẫn lưu truyền ”. Lời tâm sự của Trần Quốc Tuấn với các tướng sĩ thật chân thành khiến các tướng sĩ một lòng khâm phục vị tướng tài vì xã tắc mà dám hi sinh, dám chiến Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều yêu nước sâu sắc, thương dân, lo lắng cho vận mệnh đất nước.

Tuy các ông đã mất, nhưng những điều răn dạy vẫn được con cháu đời nay phát huy, và em cũng tự hào khi được học dưới mái trường mang tên một vị vua Lê Lợi.

Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây