- Khi tìm hiểu đề cần chú ý khai thác ý nghĩa của những từ ngữ: tài, đức, vô dụng, khó.
- Chú ý cách dùng từ “vô dụng” và “khó” là có sự phân biệt mức độ khác nhau về tác hại của tình trạng thiếu “đức” hoặc thiếu “tài”.
- Để làm rõ các lí lẽ cần có dẫn chứng tiêu biểu và đa dạng về nhiều lĩnh vực, phát triển có dẫn chứng trong phạm vi nhà trường để bài viết có sức thuyết phục cao.
Dàn bài chi tiết
A. Mở bài
- Nêu yêu cầu và nhiệm vụ của thanh niên thời nay. Từ đó nêu vấn đề cần rèn luyện cả đức lẫn tài.
- Dẫn câu nói của Bác Hồ.
B. Thân bài
1. Thế nào là có tài, có đức?
- Có tài là có kiến thức, có kĩ năng, kinh nghiệm, sáng kiến để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong những tình huống, hoàn cảnh khó khăn, phức tạp (dẫn chứng).
- Có đức là có tư cách đạo đức tác phong tốt (tôn trọng bảo vệ pháp luật, nguyên tắc, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, kiên quyết đấu tranh với những sai lầm, tiêu cực trong đời sống,..., trung thực, giản dị,...), hết lòng phục vụ nhân dân (dẫn chứng)
2. Mối quan hệ giữa tài và đức:
a) Người vừa có tài, vừa có đức thì thật đáng quý. Họ biết đem tài năng phục vụ lợi ích của dân tộc, đất nước, đem lại những hiệu quả to lớn trên mọi lĩnh vực (lấy dẫn chứng là anh hùng, danh nhân, các nhà khoa học chân chính, các nhà lãnh đạo, quản lí giỏi,...).
b) Tại sao có tài mà không có đức lại là người vô dụng?
- Có tài mà không đem lại tài năng phục vụ lợi ích đúng đắn, cho nhân dân, chỉ lo mưu cầu cá nhân, tham nhũng, cửa quyền thì không vô dụng mà còn làm hại nhân dân.
- Có tài mà làm việc xấu, trái đạo đức, tiếp tay cho kẻ thù, phản lại lợi ích chung, phản bội Tổ quốc, chẳng những vô dụng mà còn có tội.
- Càng có tài mà đạo đức kém thì tác hại càng lớn.
(Dẫn chứng nên viết về một học sinh khá nhưng vô kỉ luật, gian dối; một cán bộ quản lí giỏi nhưng tham ô).
c) Tại sao có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó?
- Tài năng giúp ta hoàn thành nhiệm vụ một cách khoa học, đạt được hiệu quả cao trong sản xuất, trong đời sống, tiết kiệm được thời gian để làm thêm được nhiều việc.
- Có đức, muốn phục vụ nhân dân tốt, nhưng không có hiểu biết, năng lực kém thì mọi ý định dù tốt đến mấy cũng khó thành hiện thực.
- Nêu có cố gắng hết sức thì hiệu qưả cũng không cao.
(Dẫn chứng nên viết về một học sinh ngoan nhưng sức học yếu; một cán bộ kĩ thuật mà hiểu biết và năng lực thực hành yếu dẫn đến việc sản xuất của đơn vị kém).
d) Đức và tài liên quan với nhau như thế nào?
- Chúng bổ sung, hỗ trợ rất nhiều cho nhau: con người toàn diện, hiệu quả công tác cao.
- Trong hai yếu tố, đức là yếu tố quyết định nhất, bởi vì con người có đức sẽ không bao giờ bằng lòng với sự kém tài mà phấn đấu học tập, nghiên cứu nâng cao kiến thức năng lực.
- Đức không phải là phẩm chất trừu tượng, chung chung mà phải biết thể hiện cụ thể, có hiệu quả trong lĩnh vực được phân công.
3. Suy nghĩ về lời dạy của Bác:
- Lời dạy của Bác thật sâu sắc và luôn đúng với mọi thời đại.
- Cách nói của Bác rất cụ thể mà thật thấm thìa, thiết thực cho mọi lứa tuổi.
- Thực hiện được đầy đủ lời dạy của Bác thực không phải đơn giản, chỉ một chút lơ là phấn đâu là có thể sa sút đức, tài.
- Đề ra các biện pháp phấn đấu rèn luyện toàn diện đức, tài phù hợp với điều kiện và khả năng của bản thân.
C. Kết bài
- Tóm tắt các ý kiến đã trình bày.
- Nhấn mạnh quyết tâm của bản thân.