b) Thân bài:
Yêu cầu HS triển khai được các ý sau:
- Tầm nhìn sâu rộng của Trần Quốc Tuấn (phân tích, dẫn chứng). Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách đế khích lệ tinh thần, ý chí, lập công danh, xả thân vì nước của các tướng sĩ.
- Thổ lộ nỗi lòng của mình với tướng sĩ: lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiên quyết thắng kẻ thù, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc (phân tích, dẫn chứng).
+ Lòng căm thù giặc thể hiện ở việc lột tả tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù. Kẻ thù tham lam tàn bạo đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói. Kẻ thù ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ. (HS phân tích những hình ảnh ẩn dụ thân dê chó, lưỡi cú diều,... để thấy nỗi khinh bỉ và lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn).
+ Ý chí quyết tâm chống giặc: thể hiện ở hành động (quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột), thái độ uất ức khi chưa trả được thù, sẵn sàng hi sinh bản thân để giết giặc. HS chú ý phân tích lời bày tỏ lòng mình của Trần Quốc Tuấn: Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.
- Kêu gọi các tướng sĩ chăm chỉ luyện tập, không được lơ là mất cảnh giác, ham vui mà quên trách nhiệm đối với đất nước (phân tích, dẫn chứng;).
- Nghệ thuật: Cách viết ước lệ, tượng trưng, diễn đạt bằng phép đối, so sánh, thậm xưng giàu biểu cảm; câu văn biền ngẫu, trường cú, giọng văn hùng hồn, đanh thép.
c) Kết luận:
- Khái quát luận điểm.