Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cảm nhận về hình ảnh người mẹ "Tôi đi học"

Thứ sáu - 29/07/2016 06:28
Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường. Người mẹ liền in đậm trong "những kỉ niệm mơn man" mà nhân vật mãi mãi không bao giờ quên.
Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường, đi trên con đường làng thân thuộc "dài và hẹp" trong một buổi sáng mùa thu "đầy sương thu và gió lạnh" chú bé đã được mẹ hiền "âu yếm nắm tay... dẫn di...". Chú bé vô cùng hạnh phúc, cảm thấy mọi cảnh vật xung quanh "đều thay đổi" vì trong lòng mình đang có sự thay đổi lớn.
 
Khi thấy các bạn nhỏ "quần áo tươm tất trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút thước nữa, mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết, nhân vật "tôi" cũng muốn "thử sức mình", đòi mẹ được cầm bút thước. Lần thứ hai, tác giả nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ "cúi đầu nhìn" con thơ, với cặp mắt với tiếng nói dịu dàng: "Thôi để mẹ cầm cũng được".
 
Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương, sự săn sóc vỗ về, sự an ủi động viên khích lệ. Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai, lúc thì bàn tay mẹ dịu dàng đẩy con tới trước, lúc thì bàn tay mẹ "nhẹ vuốt mái tóc con thơ" khi đứa con "nức nở khóc theo" các bạn nhỏ khác đang sắp hàng vào lớp. Vì thế chú bé mới cảm thấy " Trong thời thơ ấu, chưa lần nào thấy xa mẹ tôi như lần này". Có thể nói, Thanh Tịnh qua hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn "Tôi đi học" dạt dào cảm xúc, trở thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ.

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây