Tùy bút “Cây tre” được Thép Mới viết vào năm 1956, để thuyết minh cho bộ phim “Cây tre Việt Nam” của một số nhà điện ảnh Ba Lan. Cảm hứng tự hào dào dạt, bút pháp tài hoa đã tạo nên chất thơ trữ tình của áng văn xuôi này.
Mở bài là một càu văn 18 chữ, Thép Mới giới thiệu cây tre trong tâm hồn nhân dân ta, nó là “người bạn thân” gần gũi thân thiết yêu thương. Câu văn đầy ấn tượng: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”.
Phần thứ hai, tác giả nêu bật cây tre trong đời sống vật chất và tinh thần, trong sản xuất, trong tâm hồn, trong chiến đấu của nông dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam qua trường kỳ lịch sử. Ý tưởng đẹp, giàu có, cách diễn đạt va giọng văn biến hóa, hấp dẫn, đó là cảm nhận cúa chúng ta.
Nước ta thuộc vùng nhiệt đới, chan hoà ánh nắng, cây cỏ tốt tươi “xanh muôn ngàn cây lá khác nhau”. Tác giả so sánh để ca ngợi vị thế cây tre trong lòng người: “Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa”. Tre có mặt khắp mọi miền đất nước: Đồng Nai, Việt Bắc, Điện Biên Phủ, và “luỹ tre thân mật làng tôi”. Tre được nhân hoá, trở nên gần gũi yêu thương: “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”.
Họ hàng nhà tre thật đông đúc: “tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau”, nhưng lại có một điểm tương đồng, đó là “củng một mầm non măng mọc thẳng”. Một phát hiện tinh tế, ý vị. Tre có một sức sống vô cúng mạnh mẽ “vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt”. Ý đó, 15 năm sau, nhà thơ Nguyễn Duy xúc động viết:
“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sói, đất vôi bạc màu”.
(Tre Việt Nam)
Nhìn dáng tre, màu tre, sự sinh sôi nảy nở của tre, nhà văn phát hiện ra bao vẻ đẹp riêng của tre như “mộc mạc”, “nhũn nhặn”, “cứng cáp”, “dẻo dai”, “vững chắc”. Tre được nhân hoá trở thành một biểu tượng sáng giá: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khi như người”. Phẩm chất của tre cũng là phẩm chất của con người Việt Nam xưa nay.
Thép Mới trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: “Bóng tre trùm mát rượi” để từ đó nói lên vẻ đẹp của luỹ tre làng quê, một vẻ đẹp êm đềm của xứ sở: “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn”. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, là vẻ đẹp của nền văn hoá lâu đời của dân tộc, là nếp sống lao động cân cù và cuộc sống yên vui êm đềm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Các từ ngữ, hình ảnh: “bóng tre”, “dưới bóng tre của ngàn xưa”, “dưới bóng tre xanh”, ... “dưới bóng tre xanh” được điệp lại, láy lại đã tạo nên giọng văn nhẹ nhàng mênh mang biểu cảm:
“Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái chúa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Màu xanh của tre cũng là màu tâm hồn, màu thời gian, màu sắc của nền văn hoá, màu chung thuỷ.
“Cánh tay” là hình ảnh hoán dụ ca ngợi cây tre là người bạn cần cù trong lao động của nhà nông, từng chia ngọt sẻ bùi, từng một nắng hai sương với bà con dân cày Việt Nam:
“Cánh đồng ta năm đôi ba vụ
Tre với người vất vả quanh năm”.
Nói về cối xay tre thủ công Thép Mới muốn gợi nhớ một thời gian khổ. Câu văn xuôi được cắt thành những vế ngắn 3, 4 chữ, có vần, nhằm tạo ra một trường liên tưởng về nền kinh tế lạc hậu, đời sống thiếu thốn của nhân dân ta sau một thế kỷ bị thực dân thống trị: “Cối xay tre / nặng nề quay / từ, nghìn đời nay / xay nắm thóc”.
Tre được nhân hóa: “Tre ăn ở với người”, “tre... giúp người...”, “tre vẫn phải còn vất vả mãi với người”, “tre là người nhà”, v.v... Từ một vật thể, cây tre trở nên có tâm hồn, có linh hồn gắn bó với cuộc đời vất vả, ấm no, hạnh phúc của nhân dân ta trong dòng chảy thời gian. Tre gắn bó với tâm tình của nhân dân. Lạt giang mềm để gói bánh chưng; sự hiện hữu của nó trong sính lễ như “khít chặt” những mối tình quê thắm thiết chung thuỷ. Cách viết của Thép Mới rất tài hoa, cách dẫn thơ đậm đà, lí thú:
“Giang chẻ lạt, buộc mềm, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu thường nỉ non dưới bóng tre, bóng nứa: Lạt này gói bánh chưng xanh - Cho mai lấy trúc, cho anh lấy nàng”.
Chiếc điếu cày tre là niềm vui tuổi già, chiếc nôi tre là sự ấm êm hạnh phúc của tuổi thơ, cái giường tre bình dị gắn bó với mọi người mọi nhà “sống có nhau, chết có nhau, chung thủy”. Qua cây tre, tác giả ca ngợi tinh nghĩa thủy chung là đạo lí cao đẹp của dân tộc.
Tre là bạn thân, là người nhà, là cánh tay của ngươi nông dân, tre là bạn tâm tình của mọi lứa tuổi. Tre còn là “đồng chí chiến đấu của ta” trong kháng chiến. “Tre mọc thẳng”, “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng” là dáng đứng của tre, trúc. Và đó cũng là dáng đứng “không chịu khuất” của con người Việt Nam. Gậy tầm vông, cái chông tre là vũ khí đánh giặc rất lợi hại của ta, làm nên chiến công và truyền thống anh hùng của dân tộc. Thép Mới đã vận dụng phép đối trong văn xuôi cổ rất sáng tạo:
“Buổi đầu, không một tấc sắt trong tay, tre là tất cả, tre là vũ khí. Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng nên Thành đồng Tổ quốc ! Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”. Trong đoạn văn sau, tre được nhân hoá mang chí khí người nông dân mặc áo lính, người chiến sĩ xung kích quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, người dũng sĩ anh hùng lẩm liệt hiên ngang. Chữ “tre” được điệp lại 7 lần, câu văn ngắn dồn dập diễn tả không khí chiến đấu và chiến thắng giòn giã của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp:
“Gậy tre, chống tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu !”.
Đây là một trong những đoạn văn tráng lệ nhất, mang âm điệu anh hùng ca trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Không khí, lịch sử thời đại, chiến thắng Điện Biên Phủ thần kỳ đã đem đến sức tung hoành của ngòi bút của Thép Mới.
Nhạc của tre là khúc nhạc đồng quê. Nhạc của khóm tre làng “rung lên man mác” trong “nồm nam cơn gió thổi”. Là diều lá tre, là sáo tre sáo trúc giữa lồng lộng trời cao. Đoạn văn xuôi giàu tính nhạc và chất thơ cho ta bao cảm xúc và ấn tượng:
“Diều bay, diều lá tre bay lưng trời...
Sáo tre, sáo trúc vang lưng trời...
Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều
Trời cao lồng lộng, đồng ruộng mênh mông hãy lắng nghe tiếng hát giữa trời cao của trúc, của tre...”.
Phần thứ ba của bài tùy bút nói về cây tre trong tương lai. Như một quy luật của sự sống vĩnh hằng: “Tre già măng mọc”. Búp măng non sẽ còn mãi trên phù hiệu ở ngực thiếu nhi Việt Nam. Tre, nứa “sẽ còn mãi... còn mãi... còn mãi...” với dân tộc ta, “chia bùi sẻ ngọt” với nhân dân ta trong hạnh phúc,, hoà bình.
Đất nước sẽ được công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sẽ có nhiêu sắt thép, nhưng cây tre vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bóng mát của tre xanh, khúc nhạc tâm tình của tre, cổng chào thắng lợi, những chiếc đu tre, tiếng sáo diều tre vẫn trường tồn cũng đất nước và nhân dân ta trên dặm dường trường “của những ngày mai tươi hát”...
Cây tre Việt Nam, cây tre xanh với bao phẩm chất “nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm” là biểu trung cao đẹp “những đức tính của người hiền”, là “tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam”. Thép Mới đã dành những lời tốt đẹp nhất ca ngợi cây tre với tất cả tình yêu và niềm tự hào về quê hương xứ sở, về đất nước và con người Việt Nam.
“Cây tre” là một tùy bút đặc sắc, xứng đáng là một tờ hoa, trang hoa của Thép Mới để lại cho đòi. Cây tre xanh, luỹ tre xanh là cảnh sắc làng quê, là bạn thân, là cánh tay, là đồng chí chiến đấu dũng cảm anh hùng, là người bạn tâm tình, ... của nlòng dân Việt Nam, của nhân dân Việt Nam. Trên con đường đi tới ngày mai ca hát, hạnh phúc, hoà bình, cây tre vẫn là người bạn thuỷ chung của nhân dân ta, chia ngọt sẻ bùi với dân tộc ta. Cây tre là biểu tượng cao quý về những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam. Những ý tưởng phong phú ấy, tốt đẹp ấy đã được diễn tả bằng một bút pháp tài hoa. Câu văn xuôi vừa cổ kính, vừa hiện đại. Tác giả đã sử dụng rất sáng tạo các biện pháp ẩn dụ, nhân hoá, điệp ngữ, phép đối để tạo nên những câu văn xuôi trữ tình giàu chất nhạc, chất thơ, dào dạt cảm xúc.
Tình yêu quê hương đất nước tự hào về ngươi nông dân Việt Nam, về nhân dân Việt Nam, về nền văn hoá lâu đời của dân tộc, niềm tin về ngay mai tươi sáng... đó là những tình cảm tốt đẹp, sâu sắc cứa Thép Mới mà ta cảm nhận được qua bài tuỳ bút và qua hình tượng “Cây tre”.