Dọc con đường tới trường, lác đác không ít cây phượng trồng trên vỉa hè, nhưng chẳng có cây nào nhiều hoa và dẹp bàng cây phượng ở trường tôi.
Đó là một cây phượng già lắm rồi. Dễ đến gần trăm tuổi? Thân, cành sù sì, nứt nẻ vì năm tháng. Tầng tầng tán lá xoè rộng, tỏa bóng mát rợp cả một nửa sân trường. Dưới gốc, xây tường thấp bao quanh, quét vôi hồng nhạt vừa để bảo vệ cây vừa làm đẹp khuôn viên.
Mùa xuân ấm áp đã qua. Một ngày đầu hè nắng đỏ, từ những vòm lá phượng xanh rờn bỗng bùng lên những đốm lửa đầu tiên nhắc lũ học trò chúng tôi:
Mùa thi đã tới rồi!
Với riêng tôi, mỗi lần ngắm hoa phượng, tôi lại thấy lòng mình rạo rực. Sắc đỏ ấy bao giờ cũng là nguồn động viên, thúc giục tôi cố gắng ôn tập thật tốt để hái được những chùm hoa điểm 9, điểm 10 đỏ tươi như màu phượng.
Cùng với hoa phượng, tiếng ve sầu râm ran, rộn ràng như những bản hoà ca suốt gần ba tháng khiến tôi càng thêm yêu mùa hò nâng lứa Những ca sĩ ve sầu không biết mỏi cứ hát hoài, hát hoài lúc cao, lúc thấp, miên man giữa trưa nắng lửa, khi chiều ôm buông, cả khi hửng sáng, cả lúc đêm về... Ve ông, ve bà, ve cha, ve mẹ, ve anh, ve chị, Ve con, ve cháu... cả họ nhà ve khéo phối hợp cùng nhau, ăn ý lạ lùng, rất ít khi đứt đoạn, tạo nên bản giao hưởng hay đại hợp xướng bất tuyệt và bất tận mà thiên nhiên hào phóng đã ban tặng cho con người.
Tôi thường tự hỏi: Tại sao tên là ve sầu mà ve lại cứ ca hát vui tươi suốt ngày đêm như thế? Sao người đời không đặt tên nó là ve vui, ve tươi, hay ve không buồn gì gì đấy chẳng hạn? Tình cờ, tôi có đọc và rất biết ơn một nhà thơ nào đó đã nói giùm tôi tình yêu với những chú ve kim - những ca sĩ mang niềm vui đến cho tuổi trẻ học đường:
Ve Sầu bằng đốt ngón tay,
Chứa trăm băng nhạc, chưa đầy bụng đâu,
Thiên nhiên ca sĩ Ve sầu,
Phượng - Ve nhuộm đỏ mái đầu tuổi hoa...
Đừng ngắt phượng! Đừng bắt ve! Đừng hành hạ mùa hè! Bạn nhé!