Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cảm nghĩ về bài thơ Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiểu đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) của Trần Nhân Tông.

Thứ hai - 22/08/2016 04:41
Quê em ở Nam Định, chính nơi đã gợi thi tứ cho Trần Nhân Tông viết ra bài tứ tuyệt Thiên Trường vãn vọng trong dịp nhà vua về thăm quê cũ ở Thiên Trường. Vậy mà đến nay, khi đọc lại bài thơ đó, em mới cảm thấy thấm thía vẻ đẹp của quê hương qua nét bút cúa một ông vua - thi sĩ.
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên
 Bán vô bán hữu tịch dương biên
Mục đồng dịch lí ngưu quy tận
 Bạch lộ song song phi hạ điền.
 
Dịch thơ:
 
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
 Bóng chiêu man mác có dường không
 Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
 
Bốn câu thơ dựng lên trước mắt em cảnh một buổi chiều nơi đồng quê thôn dã Việt Nam. Và em nhận ra đó chính là quê mình khi xóm trước thôn sau đã bắt đầu chìm dần vào sương khói khiến cái bóng chiều man mác có dường không. Khung cảnh trầm lặng ấy bỗng ánh lên sự sống con người trong sự hoà hợp với thiên nhiên bằng hai nét vẽ tài hoa - vừa có âm thanh, vừa có màu sắc:
 
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
 Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.
 
Nhìn bức tranh minh hoạ trong sách giáo khoa, em nhớ lại một thời mình đã từng là "mục đồng" như thế. Tiếng sáo văng vẳng bên tai, cánh cò trắng chao liệng trước mắt, và em bỗng nhận ra đó là hồn quê, tình quê thấm đượm trong hai câu thơ, trong cả bài thơ. Nó quen thuộc gần gũi với em quá, nó chính là mình mà lâu nay mình không biết hoặc nhiều lúc đã hờ hững với nó, chứ không buồn hiu hắt cô đơn như trong thơ Bà Huyện Thanh Quan:
 
Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
 Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn
 Gác mái ngư ông về viễn phố
 Gõ sừng mục tử lại cô thôn
 
hay trong khúc ngâm Chinh phụ của Đoàn Thị Điểm:
 
Trông bến nam bãi che mặt nước
 Cỏ biếc um, dâu mướt màu xanh.
Nhà thôn mấy xóm chông chênh
Một đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm.
 
Một ông vua mà vẫn giữ được hồn quê, tình quê tha thiết, vẫn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã như vậy thật đáng trân trọng và kính phục biết bao!

Bản quyền thuộc về Sách Thư Viện. Ghi nguồn sachthuvien.com khi đăng lại bài viết này.

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây