Tể Bạch Thạch là một hoạ sĩ kiệt xuất Trung Quốc. Ông vô cùng ham học. Năm ông 70 tuổi, học trò của ông là Tạ Thời Ni vẽ một bức tranh "Mai kê" ngay trên lớp học. Con gà trống dưới hoa mai được vẽ rất sinh động, đặc biệt là đuôi gà thật có thần. Tề Bạch Thạch ngắm rất lâu, cười nói; "Con vẽ bức này rất đẹp, ta mượn về nhà mô phỏng lại nhé" Một tuần sau, ông lại lên lớp, nói với Tạ Thời Ni: "Con xem ta mô phỏng có đẹp không?". Tạ Thời Ni cầm lấy bức hoạ có đề tên thầy, vui vẻ nói: "Bức hoạ của thầy rất đẹp, con sẽ lấy nó làm mẫu, con muốn đổi bức hoạ của con lấy bức mô phòng của thấy, không biết thầy có đồng ý không?".Về sau Tạ Thời Ni luôn trân trọng cất giữ bức tranh này.
"Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên" cũng là lời nhắn nhủ mọi người phải cẩn
thận, khiêm tốn. Chúng ta không nên kiêu ngạo mà phải có tinh thần khiêm tốn "làm học sinh". Tục ngữ có câu: "Ngu giả thiên lực ,tất hữu nhất đắc. Trí giả thiên lực, tất hữu nhất thất" (Người khôn nói nghìn câu cũng có câu sai. Người ngu nói nghìn câu cũng có câu đúng). Vào những năm 60, sau khi báo "Văn học nhân dân", "Nhân dân nhật báo" đăng lời thơ bạch thoại của Quách Mạt Nhược, Trần Minh Viễn là người vừa tốt nghiệp đại học và được phân công đến công tác tại Viện Nghiên cứu điện tử. Anh đã mạnh dạn viết thư cho ông Quách, không ngần ngại phê bình ông: "Đọc xong những câu văn rời rạc, tẻ nhạt úi xúi, mọi người chỉ có thể nhớ được ba chữ, đó chính là tên ngài, một nhà thơ lớn. Đồng chí biên tập vì rất kính trọng danh tiếng của ngài nên không dám cho đăng toàn bài.; nhưng đại đa số bạn đọc không thể không thấy tiếc cho những hi vọng đã gửi nơi nhà thơ lớn như ngài, thậm chí vì thất vọng mà cười trong đau khổ".
Quách Mạt Nhược viết thư trả lời Trần Minh Viễn, chân tình cảm ơn anh đã dám nói lời ngay thẳng. Trong thư viết: '"Tôi rất thích anh, quý anh. Tôi nói để anh biết bức thư của anh không hề làm tôi buồn mà còn cảm thấy vô cùng vui mừng", và hẹn gặp lại Trần Minh Viễn. Khi gặp mặt, Quách Mạt Nhược cười và hỏi: như anh
biên tập thơ ca, nếu bản thảo thơ của tôi rơi vào tay anh thì anh sẽ làm gì?. Trần Minh Viễn suy nghĩ một lát rồi trả lời: "Đối với bản thảo của ngài, tôi sẽ chia ra làm ba loại để xử lý. Loại một là những tập thơ hay như "Kim tự tháp tội ác ”và "lạc đà" và một số ít tác phẩm hay khác thì có thể cho đăng ngay. Loại hai thì có thể lấy một vài đoạn nhưng phải xem xét kĩ lưỡng đưa ra một số ý kiến để ngài sửa chữa, xong tôi sẽ xem lại. Loại ba là những bài thơ nhạt nhẽo, coi như thơ lẻ, tạp văn chẳng thà ném vào thùng rác. Chỉ có như vậy mới thực sự yêu mến thơ của ông, cũng không đắc tội với đông đảo quần chúng yêu thơ". Quách Mạt Nhược nghe xong cười ha hả, không ngớt khen: "Hay! mà gặp được người biên tập như vậy thì tốt cho tôi quá. Thật cầu chẳng được".
Quách Mạt Nhược là nhà trí thức lớn như vậy mà không hề cao ngạo, vẫn khiêm tốn nghe lời nói phải. Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, thời gian đổi mới kiến thức ngày một ngắn, phân chia môn học càng ngày càng tỉ mỉ, khổng ai có thể tự cho mình là người "vạn sự thông". Chúng ta đã không dám chắc là kiến thức của mình đủ để sử dụng cả đời thì càng cần phải khiêm tốn học hỏi, khắc phục cái bệnh luôn coi mình là đúng.