VI HÀNH - Nguyễn Ái Quốc
Trên một chuyến tàu đêm ngầm ở Pari tác giả ngồi gần đôi thanh niên nam nữ ở Pháp. Họ lầm tưởng tác giả là vua Khải Định, không biết tiếng Pháp và thế là đôi thanh niên Pháp bình luận về cung cách ngờ nghệch, quê mùa, ăn chơi của Khải Định với một thái độ miệt thị. Sau đó họ lại bàn luận về các thú giải trí, các trò giật gân mà báo chí Pháp thường đăng.
Tàu đỗ, tác giả xuống tàu và suy nghĩ về việc mà Khải Định “vi hành” sang Pháp phải chăng là để họp với chính phủ Pháp hay để tìm các thú ăn chơi mới? Và từ khi Khải Định sang Pháp không chỉ dân Pháp nhầm Khải Định với những người Việt Nam khác mà chính phủ Pháp cũng có sự nhầm lẫn tương tự. Vì vậy họ cho cảnh sát mật thám bảo vệ họ những người yêu nước Việt Nam không rời một bước.
ĐÔI MẮT - Nam Cao
Hoàng và Độ là hai người bạn văn, họ quen biết nhau từ trước năm 1945. Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Độ tham gia kháng chiến còn Hoàng chạy tản cư về nông thôn. Nhân một chuyến công tác, Độ vào thăm với ý định vận động Hoàng tham gia văn hóa cứu quốc .Đến nhà Hoàng, Độ được vợ chồng Hoàng đón tiếp rất niềm nở khác với những lần ở Hà Nội trước đây. Trong lúc trò chuyện, vợ chồng Hoàng đã hết lời ca thán những người nông dân. Hoàng chê họ dốt nát, tò mò chuyện người khác, không tin vào khả năng làm cách mạng của họ. Hoàng chỉ ca ngợi Hồ Chí Minh. Trước thái độ của Hoàng, Độ đã ôn tồn giải thích: anh cũng có cái nhìn giống như vậy về người nông dân, nhưng từ khi tham gia tổng khởi nghĩa, được sống gần họ, anh cảm thấy họ yêu nước và can đảm lắm…
Do có cái nhìn không đúng về người nông dân nên Hoàng không giao tiếp với họ, Hoàng chỉ đến chơi với một số người thuộc tầng lớp trí thức cũ, tuy rằng anh cũng không ưa gì họ. Tối đến, Hoàng lại co vào cái vỏ trong cuộc sống gia đình với những trang Tam Quốc, Hoàng hết sức thán phục và ca ngợi nhân vật Tào Tháo. Chính vì những suy nghĩ trên của Hoàng nên Độ đã từ bỏ ý định mời Hoàng tham gia văn hóa cứu quốc.
VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài
Mỵ là cô gái nghèo, đẹp và có tài thổi sáo. Vì cha mẹ mắc nợ nhà thống lý nên Mỵ bị bắt cóc về làm dâu trừ nợ. Ở nhà thống lý, cô bị đối xử như một súc nô, bị hành hạ về thể xác lẫn tâm hồn. Cô làm việc quần quật, bị đánh đập tàn nhẫn. Dần dần, Mỵ sống âm thầm như “con rùa nuôi trong xó cửa”, mặt cô “lúc nào cũng buồn rười rượi”.
Vào một đêm tình mùa xuân, tiếng sáo thiết tha bồi hồi giục Mỵ đi chơi, cô sửa soạn đi chơi nhưng A Sử đã tàn nhẫn trói đứng cô vào cột nhà.
A Phủ là một thanh niên nghèo, mồ côi, siêng năng. Vì đánh A Sử, nên anh bị thống lý phạt và bắt làm người ở không công. Một lần vì để hổ bắt mất một con bò, A Phủ bị thống lý trói đứng vào cột đến kiệt sức gần chết.
Trong những phút sưởi lửa, Mỵ chứng kiến tình cảnh của A Phủ và nhận thức tội ác của cha con thống lý. Thương mình, thương người, Mỵ đã cắt dây trói cứu A Phủ. Hai người chạy đến Phiềng Sa và trở thành vợ chồng.
VỢ NHẶT - Kim Lân
Vợ nhặt phản ánh nạn đói khủng khiếp năm 1945, cái đói buộc người ta phải sống ly hương. Trong nạn đói, người chết như ngả rạ “không khí vẩn lên mùi ẩm thối và mùi gây của xác người”
Giữa lúc ấy, Tràng - một thanh niên nghèo khó, ế vợ, lại dẫn về một người đàn bà. Sự xuất hiện của thị vừa tạo sự tò mò, vừ lóe chút niềm vui, vừa mang sự lo lắng cho những người dân nghèo xóm ngụ cư. Thị là một phụ nữ bất hạnh, nghèo đói “quần áo tả tơi như tổ đĩa”, chỉ vì nghèo, vì cái ăn mà thị thành vợ nhặt của Tràng.
Bà cụ Tứ là người mẹ hiền, rất mực thương con. Bà có dâu giữa lúc không ngờ. Hạnh phúc và nỗi lo khiến người mẹ nghèo khóc nhiều trong đêm tân hôn của hai con. Cô dâu đã đem lại một luồng sinh khí mới cho ngôi nhà tồi tàn, cho những con người tội nghiệp. Trong bữa ăn ngày đói thảm hại, họ có nuốt món chè cám đắng chát và nghẹn ứ trong cổ, họ cố nói chuyện vui về tương lai. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh lá cờ đỏ bay phất phới và đoàn người đi phá kho thóc của Nhật.
MÙA LẠC - Nguyễn Khải
Chị Đào là phụ nữ có ngoại hình không đẹp, chị cũng là một phụ nữ gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Nhà chị nghèo nên phải làm nghề đậu phụ để kiếm sống qua ngày. Chị Đào lấy chồng từ năm 17 tuổi, nhưng người chồng cờ bạc, nợ nần nhiều và bỏ vào Nam, đến năm 1950 về quê. Chị có một đứa con khi con lên hai tuổi thì chồng chết. Sau khi chồng và con chết chi Đào kiếm sống bằng buôn bán nay đây mai đó.
Chị Đào lên nông trường Điện Biên với tâm lý “con chim bay mãi cũng mỏi cánh, con ngực chạy mãi cũng chồn chân…”.Vì vậy lúc ban đầu chị sống táo bạo, liều lĩnh và ghen tỵ với mọi người cũng chính tại đây chị đã gặp Huân - một thanh niên xung kích, đẹp trai và lao động giỏi của nông trường. Với thái độ chân thành, lòng thương mến thật sự của Huân và các thành viên khác của Đội 6 nông trường Điện Biên, chị Đào có nhiều chuyển biến trong nhân thức của mình về cuộc sống. Chị đã tìm thấy niềm vui trong lao động xây dựng văn nghệ, đặc biệt khi nhận được bức thư tỏ tình của viên trung đội trưởng phụ trách là Dịu, chị thật sự cảm động và sung sướng. Chị Đào quyết định ở lại nông trường để xây dựng lại cuộc sống hạnh phúc của mình
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ - Nguyễn Tuân
Ông làm nghề lái đò trên SĐ đã 10 năm. Công việc của ông là chở chè mạn, chè cối về xuôi. Ông là người thích đối đầu với sóng to, gió lớn. Ông có trí nhớ tuyệt vời chỉ lấy mắt là nhớ tỉ mỉ như đinh đóng vào lòng tất cả các luồng nước.SĐ bắt nguồn từ Vân Nam -TQ, sông Đà hùng vĩ, hung dữ vì dọc sông có tới 73 con thác. SĐ gây nguy hiểm cho người lái đò dọc sông Đà. Vì vậy, ông lái đò Lai Châu phải chiến đấu với TN khắc nghiệt, qua các thạch trận, thủy trận. Nhờ kinh nghiệm, trí thông minh, lòng dũng cảm, ông lái đò Lai Châu đã vượt qua những nguy hiểm do SĐ gây ra.
SĐ o chỉ hung dữ, SĐ cũng rất trữ tình. Dọc hai bên bờ sông Đà có những bãi cỏ xanh non với những đàn hươu non đang gặm cỏ. Trong KCCP, SĐ là chuyến đường thủy để các cô lái đò Quỳnh Nhai vận chuyển lương thực cho KC. Hòa bình lập lại, SĐ lại chứng kiến những đoàn chuyên gia đi thăm dò, khảo sát để bắt SĐ phải phục vụ cho sự nghiệp xd ĐN.
RỪNG XÀ NU - Nguyễn Trung Thành
Làng Xô Man nằm trong tầm đại bác của giặc, ngày hai lần chúng bắn rừng Xà Nu. Bên cạnh những cây Xà Nu bị giặc bắn ngã gục, thì đã có bốn, năm cây Xà Nu khác mọc lên sum suê, vươn lên mạnh mẽ để hứng ánh sáng mặt trời. Rừng Xà Nu cũng như những người dân Xô Man vẫn kiên cường đi tới.
Sau ba năm đi bộ đội, Tnú được về thăm làng Xô Man, trên đường về làng, anh được bé Heng dẫn đường và cho biết Dít em gái của Mai hiện là bí thư chi bộ và chính trị viên xã hội. Tối đó, Tnú nghỉ ở nhà cụ Mết (già làng). Cụ Mết đã tập trung dân làng lại và kể cho mọi người nghe về cuộc đời anh hùng Tnú.
Từ nhỏ, Tnú rất gắn bó với cách mạng, đã từng nuôi giấu cán bộ và hoàn thành xuất sắc công tác giao liên. Tnú được anh Quyết dạy chữ và giáo dục cách mạng. Bị giặc bắt, Tnú dũng cảm chịu đựng những đòn tra tấn của giặc. Sau khi vượt ngục, anh cùng cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô Man rèn vũ khí chống giặc. Giặc càn quét vào làng, bắt vợ con anh tra tấn tàn khốc cho đến chết. Tnú xông ra, anh bị giặc bắt và đốt mười ngón tay. Dân làng Xô Man đồng khởi giết giặc cứu Tnú. Anh gia nhập lực lượng quân giải phóng, chiến đấu chống kẻ thù để giải phóng quê hương.
MẢNH TRĂNG CUỐI RỪNG - Nguyễn Minh Châu
Trong thời kỳ chống Mỹ, trên đường ra mặt trận, Lãm người lái xe quân sự, cho cô công nhân giao thông tên là Nguyệt đi nhờ. Cô gái ấy tình nguyện dẫn đường cho Lãm đưa chiếc xe vượt qua đoạn đường ngầm thật vất vả. Ngay sau đó, phi cơ địch bắn dữ dội, nhưng Nguyệt vẫn bình tĩnh, linh hoạt hướng dẫn Lãm và xe vượt qua nguy hiểm, N bị thương ở tay khi quyết tâm bảo vệ Lãm. Cuối cùng 2 người cứu được chiếc xe chở hàng quân sự ra khỏi vùng lửa đạn. Lãm đoán rằng cô gái ấy ở cùng chỗ với chị Tinh. Rồi họ chia tay trong niềm lưu luyến.
Hôm sau, Lãm ghé thăm nhưng không gặp & mới biết cô gái đi nhờ xe là Nguyệt, người mà chị của Lãm rất quí mến & đã giới thiệu cho Lãm. Lãm xúc động khi biết mấy năm qua Nguyệt vẫn chờ đợi mình. Hình ảnh Nguyệt đẹp ngời lên trong tâm trí của Lãm. Lãm viết lá thư đầu tiên gửi cho N.
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA - Nguyễn Minh Châu
Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến một vùng ven biển miền Trung (cũng là nơi anh từng chiến đấu) để chụp một tấm ảnh cho cuốn lịch năm sau. Sau nhiều ngày “phục kích”, người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được “một cảnh đắt trời cho” – đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đánh đập vợ một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình.
Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã ra tay can thiệp . . . Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người đàn bà ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng, nhất quyết không bỏ lão chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, người nghệ sĩ đã có một tấm được chọn vào bộ lịch “tĩnh vật hoàn toàn” về “thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, người nghệ sĩ đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT - Lưu Quang Vũ
Trương Ba, gần 60 tuổi- là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất cao cờ. Do tắc trách, Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Theo gợi ý của Đế Thích, để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại, ,.
Trú nhờ thể xác hàng thịt, hồn Trương Ba gặp rất nhiều phiền toái : lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng; gia đình Trương Ba ngày càng lủng củng. Đặc biệt, sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Gay nhất là chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền; con trai Trương Ba ngày càng đắc ý, lấn lướt, coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba không thể chịu nổi và dần dần xa lánh. Trương Ba vô đau khổ.
Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị , kiên quyết chấp nhận cái chết.
NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH – Nguyễn Thi
Chuyện kể về hai chị em Chiến – Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương: cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ vừa bị đại bác Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Chiến – Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ và ra trận.
Trong trận đánh ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt diệt được một xe bọc thép đầy Mĩ và sáu tên Mĩ lẻ nhưng anh cũng bị thương nặng, lạc đồng đội, một mình nằm lại chiến trường khi còn ngổn ngang dấu vết của đạn bom và chết chóc. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt hồi tưởng về gia đình, về những người thân yêu như mẹ, Chú Năm, chị Chiến… .
Đoạn trích thể hiện lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Tuy mắt không nhìn thấy gì, tay chân đau buốt, tê cứng nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng từng tí một lê về phía có tiếng súng của quân ta vì phía đó “là sự sống”.
Việt hồi tưởng lại những sự việc xảy ra từ sau ngày má mất. Cả hai chị em đều háo hức tòng quân, nhưng Chị Chiến nhất định giành đi trước vì cho rằng Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tin, Việt nhanh nhảu ghi tên mình trước. Chị Chiến chậm chân và “bật mí” chuyện Việt chưa đầy 18 tuổi. Nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được tòng quân. Đêm hôm ấy, chị Chiến bàn bạc với Việt về mọi việc trong nhà. Việt răm rắp chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì Việt thấy chị Chiến nói giống má quá chừng.
Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình “thương chị lạ”.
Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt cảm thấy chiến công của mình chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và mong ước của má.
MỘT CON NGƯỜI RA ĐỜI - Macxim Gorki
Mùa xuân năm 1892 năm đói kém, trên con đường từ Xukhum đến Otsemtsiry, trong đoàn người đói khổ đang trên đường đi kiếm việc làm, có một người phụ nữ trẻ, mang thai đến ngày sinh nở, chuyển dạ cơn đau dữ dội.
Chị đã sinh được một bé trai đầu lòng, kháu khỉnh. Nhờ sự giúp đỡ của một chàng trai vui tính, vừa tốt bụng, khéo tay. Nhờ có sức mạnh kì diệu, cháu bé ra đời đã khiến cho người thanh niên và chị phụ nữ tự hào sung sướng, đem đến cho họ chỗ dựa tinh thần để vượt qua mọi gian lao vất vả sắp tới.
THUỐC - Lỗ Tấn
Thằng bé Thuyên bị bệnh lao, bố mẹ nó được lão cả Khang bày cho bài thuốc ăn bánh bao tẩm máu người chết sẽ hết bệnh. Nhân dịp chiến sĩ cách mạng Hạ Du bị chém đầu, bố mẹ thằng bé Thuyên mua được cái bánh bao tẩm máu của Hạ Du cho Thuyên ăn. Ăn xong, nó vẫn chết. Mộ của Thuyên và Hạ Du chôn cạnh nhau. Hai bà mẹ gặp nhau tại đây đều xót xa cho cái chết của con mình. Trên mộ Hạ Du có vòng hoa hồng, hai bà mẹ đều ngạc nhiên tự hỏi “thế là thế nào”.
ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ - Ernest Hemingway
Sau khi kéo được con cá kiếm vào mạn thuyền lão Xanchiagô đã mệt lả, những vết máu ở con cá kiếm lan ra đã làm cho bầy cá mập kéo đến. Lão Xanchiagô lại một lần nữa chiến đấu với đàn cá mập nhưng đàn cá mập, vẫn lao vào tấn công con cá kiếm và chiếc thuyền của lão Xanchiagô. Ông đã chiến đấu với chúng một cách quyết liệt đến vô vọng. Cuối cùng khi lão kéo được con cá kiếm lên thì chỉ còn trơ lại bộ xương, ông kéo thuyền vào bờ và trở về lều của mình.
SỐ PHẬN CON NGƯỜI - SôLôKhốp
Chiến tranh kết thúc, Xôcôlốp giải ngũ. Anh không trở về quê hương, sống trơ trọi tại nhà một người bạn làm nghề lái xe. Tình cờ anh gặp bé Vania và nhận bé làm con nuôi, vì Vania có hoàn cảnh giống anh: không gia đình, không nơi nương tựa. Tình cảm đứa bé làm anh ấm lại. Hai tâm hồn sưởi ấm cho nhau. Sau đó, Xôcôlốp rủi ro gây ra một tai nạn lái xe và bị mất bằng lái. Anh phải đổi chỗ ở để kiếm việc làm và để quên người thân. Những đêm đêm trong những giấc mơ Xôcôlốp vẫn thấy người thân hiện về và anh đã khóc trong giấc mơ. Mặc dù cuộc sống còn nhiều nỗi đau, nhiều khó khăn, anh vẫn còn niềm tin hướng về tương lai và nhất là sự trưởng thành của đứa trẻ.