Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Thuyết minh về khu di tích Chăm Mỹ Sơn (Bài 2)

Thứ ba - 27/01/2015 07:18
Nếu Việt Nam chúng ta tự hào với mảnh đất trải dài bên bờ biển đông lộng gió, nơi giao lưu của nhiều luồng văn hóa khác nhau trên thế giới thì quê hương Quảng Nam càng tự hào hơn khi trên một diện tích không lớn lắm đã có hai trong năm di sản thế giới của quốc gia: khu đền tháp Mĩ Sơn và phố cổ Hội an.
Nhắc đến Mĩ Sơn ta có thể không nhắc đến những đêm trăng huyền bí trên tháp cổ rêu phong. Nhưng nhắc đến Mĩ Sơn ta không thể không nhắc đến nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của khu đền tháp cổ kính này.
 
Thánh địa Mĩ Sơn nằm ở khu vực thượng lưu sông Thu Bồn, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km tính theo đường chim bay về hướng Tây Nam, cách Trà Kiệu khoảng 10km về hướng Tây, trong một thung lũng hẹp.Toàn bộ khu đền tháp này nằm trong lòng xã Duy Phú huyện Duy Xuyên, là nơi thờ cúng tế lễ của ngươi Cham- pa xưa (dân tộc Chăm ngày nay). Đây là một quần thể kiến trúc nổi tiếng nhất của người Chăm được xây dựng từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XIII. Ngày 24 tháng 9 năm 1979 Bộ Văn Hóa thông tin đã ra quyết định công nhận MSơn là di tích kiến trúc nghệ thuật và hiện tại đã được UNESCO công nhận là di tích văn hóa thế giới.
 
Theo một số nhà nghiên cứu, sở dĩ người Chăm chon Mĩ Sơn làm thánh địa là xuất phát từ quan niệm tâm linh phồn thưck. Địa lí tự nhiên ở đây có cấu hình như một bộ sinh thực khí với ngọn núi Răng Mèo là hình ảnh của một dương vật thiêng (Lin-ga), bồn địa Mĩ Sơn là hình ảnh của một âm vật thiêng (Yony), dòng suối Khe Thẻ là được xem là kẽ của Yony. Hình ảnh những bộ sinh thực khí như thế được tạc bằng đá ta bắt gặp rất nhiều ở khu kiến quần thể di tích này.
 
Đến với Mĩ Sơn du khách không khỏi ngạc nhiên bởi nghệ thuật kiến trúc nơi này. Tổng thể các đền tháp đều được xây dựng theo lối Ấn độ gồm một ngôi đền chính, xung quanh là những ngôi tháp nhỏ và các công trình phụ dùng làm nhà tiếp đón khách, kho chứa lễ vật hoặc đặt bể chứa nước dùng làm lễ thánh tẩy. Các tháp Chăm không rộng lắm. Thông thường bên trong chỉ thờ một bộ Linga tượng trưng cho thần Siva chiếm gần hết diện tích, còn lại là một lối hẹp đủ để người hành lễ xếp hàng một đi vòng quanh. Đền thờ được xây dựng rất kín, không có cửa sổ nên bên trong thường thiếu ánh sáng. Vì thế mà trên ba vách tường đều có những ô nhỏ hình tam giác để đặt đèn. Đền bao giờ cũng xây về hướng đông, hướng mặt trời mọc, nơi trú ngụ của thần linh.
 
Nét đặc biệt nhất dề nhận ra ở tháp Chăm là vật liệu xây tháp. Tháp được xây bằng gạch nung ghép với những mảng trang trí bằng đá. Kĩ thuật xây gạch của người Chăm tinh vi và tuyệt diệu đến mức ngày nay người ta vẫn chưa kết luận được vì sao những ngôi tháp xây bằng gạch không có mạch hồ đã đững vững hàng ngàn năm với sương gió, mưa nắng và cát bụi. Thời gian chỉ có thể làm mòn dần đi chứ không thể bóc rời các viên gạchays ra khỏi nhau. Rêu phong là nét đặc trưng của các công trình cổ, nhưng với các tháp Chăm thì màu vàng tươi của gạch nung vẫn sáng mãi, dù nó đã đứng đó qua hàng ngàn năm mưa nắng. Nếu không có những vết mòn do gió cát để lại trên tường gạnh và những cây tầm gửi trên các nét hoa văn thì ta cứ ngỡ như tháp vừa xây xong cách đây không lâu. Có lẽ vì thế mà trong sách cổ Trung Hoa đã ca ngợingười Chăm là “Bậc thầy của nghệ thuật xây gạch”.
 
Về nghệ thuật điêu khắc, ở Mĩ Sơn ta bắt gặp một phong cách sáng tác râtý tinh tế duyên dáng và thanh thoát nhưng vẫn giữ được sức sống một cách hài hòa và hấp dẫn. Dường như sự yên bình và thịnh vượng của vương quốc đã làm nên tâm trạng của người nghệ sĩ Chăm và họ đã thổi hồn cho các bức tượng, khiến chúng sống động hẳn lên trong vẻ đẹp duyên dáng mang đầy chất sáng tạo và huyền bí. Trong số các tác phẩm điêu khắc nơi đây, tượng thần Skanda đứng trên lưng con công là tác phẩm kì lạ nhất. Những chi tiết trên tòn bộ thân hình con công được chạm lên một cách hoàn mĩ. Đuôi chim dựng lên cao, ở đó từng sợi lông chim được diễn tả bằng một thủ pháp sắc sảo, chúng xếp lại với nhau trên cái đuôi xòe rộng, Rồi đến đôi cánh, đôi chân và mình chim cũng được tạc lên từng chi tiết nhỏ rất hoàn chỉnh. Tiếc thay đầu công đã bị gãy nên ta không thấy hết được vẻ đẹp tinh thần của nó. Thần Skanda dựa lưng vào một tấm bia hình chữ U đảo ngược, gắn liền vào đuôi công, đầu đội một chiếc gia ta có tám đóa hoa, tóc búi ngược thành năm lọn nhỏ, tay phải cầm một lưỡi tầm sét hình thoi đặt trước ngực, tay trái buông dài xuống đùi trong tư thế sẵn sàng ra trận của vị thần trẻ tuổi đã tiêu diệt được ác quỉ Tẩka đem lại yên vui cho cõi đời....
 
Đứng trước Mĩ Sơn ta như sống lại cũng các nghệ nhân Chăm với sự tài hoa, lao động sáng tạo tuyệt vời tiềm ẩn trong từng đường kiến trúc, từng nét hoa văn. Càng tự hào về Mĩ Sơn bao nhiêu ta càng tìm cách giữ gìn và phát huy giá trị của di sản bấy nhiêu.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây