Ai là người đầu tiên đã sáng tạo ra đôi dép lốp thô sơ, bình dị và tiện lợi này? Đế được cắt ra từ chiếc săm lốp. Phần lớn màu đen, chiều dài tùy theo khổ chân to hay nhỏ, mỗi chiếc dép rộng bản độ 1,5cm. Mỗi chiếc dép có bốn quai. Quai dép được luồn qua đế bằng những lỗ đục. Nhờ tính đàn hồi của cao su mà các quai dép được cố định, được giữ chặt lại. Người đi dép lốp bao giờ cũng có một cái díp bằng sắt hay bằng tre đế luồn quai dép. Chẳng tốn kém gì mà lại được việc, thật tài tình.
Người đi dép lốp có thể băng đèo, lội suối, hai ba năm mà đế dép chỉ lì ra, trơ ra, có thể chỉ phải thay quai dép mà thôi. Dép lốp sau khi thay quai lại bền, lại chắc như trước, tha hồ hành quân, tha hồ cuốc bộ.
Thời chống Mĩ, anh chiến sĩ giải phóng quân được trang bị tăng, võng, mũ tai bèo, đôi dép lốp — loại dép đúc rất đẹp rất bền, dùng hai ba năm cũng không phái thay quai. Ông ngoại của em hiện còn giữ lại đôi dép lốp đúc, hầu như còn nguyên vẹn. Ông dặn con cháu: “Nhớ bỏ vào quan tài khi ông về lão đê ông có cái mà di gặp Diêm Vương”.
Bác Hồ lúc sống và hoạt động ở chiến khu Việt Bắc thời kháng chiến, lúc sông ở ngôi nhà sàn giữa Thủ đô Hà Nội, Bác vẫn đi đôi dép cao su. Một số nhà văn, nhà thơ đã nói về đôi dép ấy. Đến thăm Bảo tàng Cách mạng, khách tham quan còn nhìn thây đôi dép cũ để trong tủ kính cùng với bao vật dụng khác của Người:
“Còn đôi dép cũ, mòn quai gót,
Bác vẫn thường đi giữa thế gian”.
(Theo chân Bác-Tố Hữu)
Đôi dép lốp đã đi vào lịch sử. Ngày nay, bộ đội, cán bộ, nhân dân ta chi đi giày, đi dép da, dép nhựa. Học sinh đến trường đều đi giày, đi dép rất sạch sẽ, văn minh.
Nhưng đôi dép lốp mãi mãi là một kỉ vật nhắc nhở các thế hệ trẻ hôm nay nhớ lại một thời gian khổ mà oanh liệt của ông cha đã trải qua để tự hào và biết sống một cách xứng đáng.