Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Suy nghĩ về nhân vật ông Sáu, trong tác phẩm Chiếc lược ngà

Thứ ba - 01/10/2013 06:13
Ông Sáu là một trong hai nhân vật chính trong tác phẩn "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.Ông có một cuộc sống bình thường như bao người dân bình thường khác sống trong thời kì lúc bấy giờ : cuộc sống bị chi phối bởi chiến tranh. Nhưng ở ông vẫn toát lên lòng yêu nước; lòng yêu thương vợ con, gia đình.Có lẽ bởi vậy mà ông Sáu đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng cũng như tình cảm sâu sắc.
Như đã nói trên, ông Sáu là một trong hai nhân vật chính của tác phẩm. Nhân vật này được tác giả xây dựng một cách khá công phu để qua đó xây dưụng chủ đề của tác phẩm: những đau thương và tình người trong chiến tranh.
 
Ông Sáu đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đó là những ngày tháng không thể nào quên của ông Sáu cũng như của toàn nhân dân Việt Nam.Vì lòng yêu nước và vì độc lập của dân tộc mà ông Sáu đã ra đi để lại người vợ trẻ và đứa con nhỏ còn chưa biết gọi ba. Trong ông luôn thường trực nỗi nhớ nhà , nhớ con da diết.Với ba ngày phép, ông đã hi vọng được nghe tiếng ba từ đứa con gái bé bỏng của mình. Nhưng ông lại không đạt được mong ước nhỏ nhoi ấy. Tình cha con của ông với bé Thu bị chia cắt. Tại sao ư? Đó là bởi vết sẹo dài trên mặt ông. Vết sẹo ấy là hậu quả mà chiến tranh đã để lại trên khuôn mặt ông. Nỗi khát khao, tình cha con của ông không được trọn vẹn. Đó phải chăng là một tội ác nữa của chiến tranh: chia cắt tình cảm cha con. Và rồi đến khi bé Thu nhận ông rồi, ông lại phải lên đường ngay. Lí do ở đây lại là chiến tranh. Chiến tranh, chiến tranh, chiến tranh. Sao cuộc đời và số phận của ông Sáu lại đều do chiến tranh chi phối như vậy. Thật quá phi nghĩa. Chiến tranh - nó chỉ mang lại cho con người đau khổ mà thôi. Mà đâu chỉ ông Sáu mới phải chịu sự chi phối của chiến tranh, cuộc đời ông còn giống với rất rất nhiều những người dân Việt Nam khác nữa. Điều đó làm cho ta cảm thấy đau xót thay cho những cảnh đời bất hạnh trong chiến tranh và làm ta nhận ra sự phi nghĩa, sự phi nhân tính của chiến tranh.
 
Có lẽ bởi vì cuộc đời và số phận bị chi phối bởi chiến tranh mà trong ông Sáu là một tình yêu nước tha thiết. Ông đã gạt bỏ tình riêng của mình để lên đường cứu quốc. Có được mấy người cha bỏ lại đứa con nhỏ của mình để lên đường tìm lại độc lập tự do dân tộc. Có được mấy người cha khi vừa mới được đứa con yêu quý của mình nhận làm ba đã lên đường ra mặt trận ngay. Không phải là ông sợ nếu như ở lại lâu hơn sẽ bị phạt mà bởi ông lo nếu như có việc gấp ở mặt trận mà lại không có mặt thì không thể hiến sức mình để bảo vệ cho Tổ quốc được. Ông yêu nước. Điều đó không ai có thể phủ nhận được. Và chính điều đó đã làm cho người đọc cảm thấy khâm phục nơi con người ông vì ông đã quên đi cái tình riêng để cống hiến cho cái lớn lao hơn, cho cái tình yêu chung của cả dân tộc.
 
Có lẽ rằng nổi bật nhất nơi con người ông không phải là tình yêu nước mà đó là tình yêu gia đình, đặc biệt là đứa con gái bé bỏng của ông. Khi được nghỉ phép về thăm nhà, ông đã không thể chờ đến khi ghe cập bến mà đã nhảy phắt lên bờ gọi con. Điều này cũng là lẽ tất nhiên thôi. Ông đã xa con gái, xa gia đình trong tám năm trời ròng rã. Tám năm là khoảng thời gian quá dài để kìm nén trong lòng một nỗi nhớ. Và rồi cuối cùng nỗi nhớ ấy cũng được bộc lộ. Ông chạy đến bên con, gọi con bằng tất cả tấm lòng mình. Nhưng, nhưng và nhưng tình cảm nỗi nhớ của ông như rơi xuống vực thẳm. Bé Thu sợ hãi và chạy vụt vào nhà khi vừa thấy ông. Chắc chắn rằng trong ông lúc đó là sự đau khổ đến tột cùng. Ông yêu con lắm nhưng nó có biết không. Nó đã bỏ ông lại với sự cô đơn mà ông không thể ngờ tới. Trong ba ngày phép ông đã cố gắng rất nhiều để được nghe một tiếng ba từ bé Thu. Nhưng những gì ông mong đợi dường như đều trở nên vô vọng. Bé Thu cứng đầu, dứt khoát không chịu gọi ông là ba. Trong ông Sáu là sự thất vọng vô cùng. Và rồi đến tận ngày ông đi, bé Thu vẫn cứ khép mình ở một góc nhà, không chịu tạm biệt ba - con người mà đi rồi có lẽ sẽ không trở về. Và rồi đến khi ông Sáu mở lời trước, tạm biệt bé Thu trước, điều bất ngờ đã xảy ra. Thu ôm chầm lấy ba mà gọi tiếng ba. Tiếng Ba đã dồn nén từ tám năm nay. Mọi người chứng kiến câu truyện đều xúc động trước tình cảnh đáng thương của hai cha con. Có lẽ sự xúc động ấy truyền cả sang cho người đọc. Người đọc xúc động bởi vì cuối cùng ông Sáu cũng đã được nghe thấy tiếng ba mà ông hằng mong mỏi, xúc động vì tình phụ tử của hai cha con ông thật quá đẹp đẽ và thiêng liêng.Nhưng rồi đến lúc được con nhận, ông lại phải rời khỏi nhà ngày. Ông đã hứa với Thu rằng sẽ làm cho cô bé một chiếc lược ngà. Ông yêu con mình lắm, ông không muốn xa nó đâu nhưng vì tiếng gọi của tổ quốc, ông lại phải xa con lần thứ hai. Ở ngoài chiến khu, ông vẫn nuôi trong mình nỗi yêu và nhớ con da diết. Ông ngồi làm chiếc lược cho con gái một cách đầy tỉ mỉ . Cái tỉ mỉ ấy có lẽ cũng giống với cái tình yêu thương da diết ông dành cho con. Rồi đến khi làm xong chiếc lược, cứ mỗi lần rảnh rỗi là ông lại lấy ra mà ngắ mà nghía cho thỏa nỗi lòng nhớ con da diết. Dù trong bất kể hoàn cảnh nào cũng vậy thôi, ông luôn dành cho bé Thu tất cả những tình cảm thiêng liêng, đáng trân trọng nhất. Điều đó khiến cho ta thêm yêu quý con người này với vai trò là một người cha, cũng như xúc động trước những tình cảm mà ông dành cho con gái mình.
 
Không chỉ có thế, ta còn thấy ở ông Sáu là sự cam chịu. Ông xa nhà tám năm trời, chưa một lần về thăm nhà. Đối với nhiều người nếu rơi vào hoàn cảnh này thì chắc họ sẽ đào ngũ mà về nhà với vợ với con. Nhưng với ông Sáu thì không. Ông vẫn cố chịu đựng, cố kìm nén cảm xúc của mình để làm nốt nhiệm vụ còn dang dở. Người đọc chắc hẳn thấy cảm phục trước sự chịu đuụng về tinh thần cũng như cố gắng vượt lên chính mình, vượt lên nỗi nhớ của bản thân trong con người ông Sáu.
 
Cuối cùng, một điều mà ít ai để ý thấy ở ông Saú. Đó là ông luôn vững lòng tin về chiến thắng của toàn dân tộc. Ông giao lại chiếc lược ngà cho ông Ba - người bạn đã cùng với ông về thăm nhà khi xưa - và mong ông Ba sẽ giao tận tay cho con gái mình chiếc lược ngà mà ông luôn giữ gìn cẩn thận. Ông Sáu chắc chắc rằng rồi một ngày đất nước sẽ hoàn toàn được độc lập và ông Ba sẽ gặp được bé Thu ngày nào và chiếc lược ngà sẽ được giao cho đúng chủ nhân của nó. Điều này cho ta thấy yêu mến con người này, con người tin vào dân tộc và cũng cảm thấy tiếc thương vô hạn cho một con người có tâm hồn đẹp đẽ như vậy mà phải hy sinh trên chiến trường gian khổ.
 
Có lẽ nhân vật để lại được những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc là do cái nghệ thuật xây dựng nhân vật tài tình của tác giả Nguyễn quang sáng, nhân vật đã được tác giả xây dựng qua những tình huống đặc sắc, những tình huống đã làm cho nhân vật tự bộc lộ mình. Tác giả còn miêu tả nhân vật qua những tâm lí sâu sắc và cũng thật chân thực. Những tâm lí ấy, tác giả xây dựng được chân thực như vậy là bởi vốn sống phong phú của tác giả, vốn sống đã đem lại thành công cho tác phẩm này.
 
Ông Sáu với cuộc đời bị chi phối bởi chiến tranh và tình cảnh éo le ấy đã để lại trong lòng người đọc nhiều ấn tượng sâu đậm. Qua đó người đọc cũng hiểu thêm về những người đi trước cũng như thêm khâm phục, kính trọng, tự hào về họ - những con người đã cống hiến hết mình vì tổ quốc Việt Nam yêu dấu.

Sưu tầm

  Ý kiến bạn đọc

  • Phạm Tuấn
    Khác nhau nhiều đấy ông thánh.Học lại tiếng Việt đi nhá
      Phạm Tuấn   17/02/2019 11:05
  • Nguyễn Xuân Sơn
    ông Sáu đã hứa với cô bé là mua cho cô bé một chiếc lược chứ không phải là hứa sẽ làm cho cô bé một chiếc lược ngà
      Nguyễn Xuân Sơn   13/01/2015 09:50
    • @Nguyễn Xuân Sơn Nhưng hãy tự so sánh từ "mua" và từ "tự làm" khác nhau ở chỗ nào? Nhất là đối với người cha yêu con sâu đâm như ông Sáu. Đó chính là cái hay của tác giả trong câu truyện ngắn này
        Băng Băng   25/01/2019 10:23
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây