Đi sâu vào vấn đề,chúng ta cần hiểu được khái niệm của việc học?Học (nghĩa đen) là hoạt động thu nhận kiến thức nhân loại dưới sự hướng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường.. Còn học (nghĩa bóng) là người muốn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập suốt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi… Không những thế ta còn phải hiểu thêm học nữa là học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được và học mãi là học không ngừng, học suốt đời. Vì vậy, khi học chúng ta phải tìm tòi, suy nghĩ thêm để hiểu rõ và mở rộng các kiến thức đã thu thập được. Như thế lời dạy của Lê-nin có ý nghĩa là khuyên chúng ta phải luôn học hỏi không ngừng, học hỏi suốt đời chẳng những trong nhà trường và cả ngoài xã hội…
Vì kiến thức không có giới hạn, chúng ta cần khám phá nó! Khám phá để chinh phục cái nhìn của mọi người về mình! Khám phá để hòa nhập với cuộc sống hiện đại. Đó là một chân lí, một sự thật hiển nhiên, bởi vì kiến thức của nhân loại bao la mênh mông như biển cả còn sự hiểu biết của mỗi người trong chúng ta chỉ như giọt nước. Hơn thế nữa, mỗi một giây phút trôi qua thì hành tinh của chúng ta lại có một phát minh mới ra đời, vì thế không bao giờ chúng ta học được hết những kiến thức đó và cũng vì thế mà chúng ta phải luôn luôn học tập không ngừng.
Làm sao chúng ta có thể quên được tấm gương của nhà bác học Lê Quý Đôn của đất nước Việt Nam hay gần đây nhất là nhà Toán học Ngô Bảo Châu đã đoạt giải Nobel và mang vinh dự về cho đất nước ta hoặc các bác học Newtơn, Ampere… trên thế giới đã suốt đời học hỏi và cống hiến nhiều kiến thức quý báo cho nhân loại. Ngoài ra, lời nhận định này cũng đúng vì nó có giá trị về mặt giáo dục con người mới, giáo dục lý tưởng sống cao quý. Cho nên chúng ta không lạ gì khi thấy các danh nhân trên thế giới cũng từng có những suy nghĩ tương tự như Lê nin như câu nói nổi tiếng của Darwin:
“Nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học”
hoặc
“Đường đời là chiếc thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối cùng.” (Kalinin).
Và câu nói của Bác Hồ:
“Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời”.
Chính câu nói của các nhà bác học càng làm tăng thêm giá trị chân lí của lời nhận định của Lê-nin.
Nhưng thật đáng tiếc là có những người làm ngược lại với lời dạy bảo quý giá này. Thật đáng tiếc là trong nhà trường có những học sinh lười biếng, không cố gắng chăm lo học tập, kiến thức nông cạn, dở dang. Cũng như thế trong xã hội còn có những kẻ tự kiêu, tự mãn khi đã đạt được bằng cấp mà không chịu tiếp tục học hỏi và đương nhiên những kẻ sẽ không có kiến thức và cuộc đời sẽ không thể tốt đẹp được và họ rất đáng bị chê trách vì đã không nghe theo lời khuyên bảo tốt đẹp này.
Ngoài ra còn có một số người nghĩ rằng học đủ để có việc làm thôi, không cần học nhiều. Vậy các bạn nghĩ sao về ý kiến này? Thực ra, làm bất cứ việc gì cũng cần có mục đích và việc học cũng vậy nhưng chúng ta cần biết chọn lựa mục đích cho phù hợp có có cái nhìn đúng đắn hơn ví dụ như ở vấn đề trên ta cần phải xác định đúng mục đích của việc học đó là học để mở mang tri thức, học vì tổ quốc, vì nhân dân, học để trở thành người lao động mới có khả năng trình độ để phục vụ đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ tổ quốc và giúp cho đất nước phát triển.v.v… chứ không phải chỉ học để có việc làm nuôi sống bản thân là chưa đủ, ta cần phải biết nghĩ cho người khác nữa. Do đó, học hỏi suốt đời là một việc phải làm và cần làm.
Để việc học hỏi đạt kết quả thật tốt, chúng ta phải có tinh thần và thái độ học tập đúng đắn, học đi đôi với hành, học ở nhà trường, học ngoài xã hội… Là học sinh - những mầm non tương lai của đất nước chúng ta phải luôn chăm chỉ học t ập ‘Vào lớp thuộc bài, ra lớp hiểu bài’. Không những thế ta còn phải biết giúp đỡ bạn bè học tập để cùng tiến bộ.
Có câu: "Nếu đẹp bạn hãy đáng với nhan sắc của mình. Nếu xấu bạn hãy làm cho mọi người quên cái xấu của bạn bằng chính tri thức mà bạn có được". Hãy cố gắng học tập để trở thành con ngoan trò giỏi của bố mẹ và thầy cô, các bạn nhé!