Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích nhân vật cụ Mết trong “Rừng xà nu”- Nguyễn Trung Thành

Thứ năm - 23/04/2015 09:12
Mỗi mảnh đất trong cuộc kháng chiến của dân tộc đều gắn liền với hình ảnh riêng của mỗi nhà văn. Nếu như nhà văn Nguyễn Thi gắn liền với mảnh đất miền Nam ruột thịt, thì Tây Nguyên là nơi ghi dấu nhiều kỉ niệm, nhiều hình ảnh đẹp trong ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành. Tiêu biểu cho các sáng tác đó là tác phẩm Rừng xà nu (1965) được in trong tập trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, tác phẩm là sự ghi dấu về hiện thực của nhân dân đồng bào Tây Nguyên anh dũng chiến đấu chống đế quốc Mĩ, cuộc chiến không chỉ là của riêng thế hệ trẻ dân làng Xô-man Tnu, Rít, Mai, bét Heeng… Mà còn là sự lãnh đạo của người đứng đầu làng là Cụ Mết. Một hình tượng của cây xà nu đại thụ – môt biểu tượng chung cho sức mạnh và sự bền bỉ trong chiến tranh và là biểu tượng linh hồn riêng của làng Xô-man.
Cụ Mết không xuất hiện ở ngay đầu tác phẩm nhưng sự xuất hiệ của cụ qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành cũng thực sự để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. “Một bàn tay nặng trịch nắm chặt lấy vai anh như một kìm sắt… Ông cụ vẫn quắc thứơc như xưa, râu bây giờ đã dài tới ngực và vẫn đen bóng, mắt sáng và xếch ngược, vết sẹo ở má bên phải vẫn láng bóng!.. ngực căng như một cây xà nu lớn…” Nhà văn đã tập chung miêu tả ngoại hình từ ngay những dòng văn đâu tiên nói về cụ. Qua đó cụ Mết hiện lên với môt thân hình khỏe mạnh, hùng tráng; bộ râu dài tới ngực mà vẫn đen bóng cho thấy cụ mang dáng dấp đúng của một người già làng; đôi mắt sáng xếch ngược hiện lên một con người có trí tuệ tinh nhanh và uy cường. Với chút miêu tả đó nhà văn cũng đã phần nào chứng tỏ được Cụ Mết là sức mạnh của núi rừng Tây Nguyên. Nhưng không chỉ dừng lại đó nhà văn còn miêu tả về giọng nói của cụ Mết với một giọng nói “ồ ồ, dội vang trong lồng ngực” không chỉ minh chứng cho sức ngân vang của cụ mà còn khẳng định sự lãnh đạo và chỉ huy được đám đông làng Xô-man. Cách nói của cụ như ra lệnh; không bao giờ cụ khen tốt hay giỏi nếu vừa ý thì nói “Được!”. Mệnh lệnh chiến đấu phát ra chắc nịch đó được thể hiện trong đêm T-nú bị giặc đốt mười ngón tay , “Chém! Chém hết!” của cụ như tiếng sấm bên tai không chỉ thúc giục tinh thần trong mỗi người sông lên cứu T-nú, mà còn phần nào đã khiến cho bọn thằng Dục bị đòn bất ngờ và có phầm khiếp sợ. Nhưng giọng nói cụ Mết cũng thật đầm ấm, trang nghiêm, linh thiêng như một huyền thoại – đó là khi cụ Mết kể về câu truyện của T-nú cho dân làng Xô-man. Mọi người vây quanh đống lửa trong không gian của nhà ưng và nghe cụ kể về T-nú với “tiếng nói rất trầm”. Qua đó, bạn đọc có thể thấy cụ Mết hiện thân cho truyền thống thiêng liêng, biểu tượng cho sức mạnh dân tộc của các đồng bào vùng Tây Nguyên, là niềm tự hào của cộng đồng dân làng Xô-Man. Giọng nói của cụ như là tiếng của cuội nguồn,của núi rừng, của lịch sử, lời nói của cụ là sấm truyền sử thi, đó còn như những phán quyết của lịch sử, là sức mạnh hào hùng của thời đại.
 
Trong mối quan hệ với Đảng và Cách mạng cụ Mết càng là sợi dây gắn kết dân làng với lí tưởng, chỉ dãn của Đảng, bởi cụ luôn có niềm tin sâu sắc vào những đường lối của Đảng, tinh thần này càng được giáo dục một cách nghiêm khắc cho đám đông làng xô-man để khắc cốt ghi tâm. Đã có lần cụ từng khẳng định niềm tin ấy: “ Cán bộ là Đảng. Đảng còn, núi nước nfy còn.” Nhưng quan trọng hơn là cụ Mết đã đưa chân lí đó vào thực tiến của cuộc đấu tranh chống bọn đế quốc Mĩ bằng những chân lí thật giản dị: “Nhớ lấy, ghi lấy. sau này tao chết rồi, bay còn sống kể lại cho con cháu: Chúng nó cầm súng, mình phải cầm giáo!…” Nhờ vào ý thức luôn giáo dục truyền thống vẻ vang của làng cho các thế hệ tiếp cận đó mà dân làng xô-man giữ được truyền thống kiên cường bất khuất khả năng giữ bí mật tuyệt đối, để làng Xô-man mãi tự hào khi trong suốt 5 năm kháng chiến chưa có cán bộ nào bị giặc bắt hay bị giết trong cánh rừng xà nu này. Nhưng để hiểu vì sao cụ Mết lại có miền tin sâu sắc vào Đảng thì đó chính là nhờ vào sự am hiểu tường tận và giành giot đường lối kháng chiến. Không chỉ là phương châm kháng chiến lấy bạo lực cách mạng để đập tan bạo lực phản cách mạng ( chúng nó đã cầm sung, mình phải cầm giáo). Mà Đặc biệt hơn cụ còn am hiểu về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc : “ đánh thằng MĨ phải đánh lâu dài”. Ngoài ra, qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành ta còn thấy được tính kỉ luật cao trong con người cụ Mết qua cách chỉ huy dân làng khi trốn vào rừng lánh giặc chờ đợi thời cơ tiến hành khởi nghĩa : “thế là bắt đàu rồi. Đốt lửa lên! Tất cả người già, người trẻ, người đàn ông, người đàn bà, mỗi người tìm lấy một cây giáo, một cây mác, một cây dụ, một cây rựa. ai không có thì vót chông, năm trăm cây chông”. Chính vì thế, cụ Mết được hà văn miêu tả với hình tượng một cây xà nu đại thụ trong rừng xà nu, luôn là bong lớn cho dân làng Xô-man chống bọn đế quốc Mĩ, góp phần vào sự thành công của cuộc cách mạng trong cr nước.
 
Khi nói đến nhân vật cụ Mết trong tác phẩm rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung thành t không nói đến phẩm chất cao quý của cụ đối với T-nú đối với dân làng Xô-man. Qua ngòi bút của nhà văn cụ Mết hiện lên là một con người có lòng yêu dân làng, yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Đối với T-nú cụ luôn lấy anh làm tấm gương cho thế hệ trẻ noi theo, để học tập anh mà một long theo cách mạng, tiêu biểu cho sự giáo dục của cụ là bé Heeng – be Heeng đã tiếp thu truyền thống của anh T-nú qua cách giáo dục của cụ Mết. Trong long cụ T-nú hiện lên chân thật vói “đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”. Cụ thương những người dân làng Xô-man như người thân trong nhà với một sự đùm bọc, lãnh đạo che trở cho tất cả các thành viên. Từ đó, mà cụ trở thành người cha tinh thần, người truyền ngọn lửa tự do, và là linh hồn cuộc khởi nghĩa đồng khởi của dân làng Xô- man.
 
Cụ mết không phải là nhân vật chính trong ngòi bút của nhà văn nhưng qua tác phẩm ta cũng thấy được vai trò to lớn của cụ Mết trong việc tô thắm hình tượng nhân vật T-nú với lối kể chuyện lồng trong chuyện qua chuyện 1 đêm” của làng Xô-man. Hình ảnh cụ Mết khiên t liên tưởng tới nhân vật chú năm trong tác phẩm “những đữa con trong gia đình” 2 con người ở 2 vùng miền nhưng trong cùng một thời đại, là thế hệ đi trước, là lịch sử, là người giữ lửa và truyền ngọn lửa cho các thế hệ trẻ là tih thần của dân tộc góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả nước vào một ngày giải phóng hoàn toàn đất nước, dân tộc được tự do.
 
Hình ảnh cụ Mết tuy xuất hiện ít qua ngòi bút của nhà văn Nguyễn Trung Thành, nhưng những gì nhà văn miêu tả về người già làng với một long theo Đảng, tin tưởng cách mạng càng làm them giá trị cho tác phẩm Rừng xà nu có sức âm vang tơi hôm nay và mai sau. Trong long bại đọc cụ Mết mãi là hình tượng bất tử cua cây xà nu đại thu vươn sức bảo vệ cho thế hệ trẻ phát triển để thực hiện thắng lợi thành công cuộc cách mạng dân tộc này.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây