Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích đoạn 1 bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu

Thứ năm - 24/04/2014 06:00
"Ôi đau đớn! ôi đau đớn! thời gian ăn cuộc đời”. Đây là một câu nói khá nổi tiếng của Bau xtelare. Thật vậy, qua câu nói này ta luôn có một suy nghĩ về thời gian. Thời gian là một dạng vật chất vô hình, và nó có thể quyết định được sự sống của con người.
Khi thời gian qua đi, thì con người ngày càng già đi và cận kề với cái chết, và khoảnh khắc ấy con người sẽ không thoát nỗi sự tiếc nuối, và hối hận khi bản thân mình chưa làm được một điều gì lớn lao. Và thông qua câu nói này, ta còn nhận thấy đây chính là một sự trùng hợp ngẫu nhiên về nhận định về thời gian, thể hiện một sự khát khao muốn sống và được yêu một cách mãnh liệt, đó chính là bài thơ “Vội vàng” của nhà thơ Xuân Diệu. Xuân Diệu ( 1916-1985) người làng Trảo Nha, huyện Cam Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một nhà thơ mới trong tất cả nhà thơ mới, với những sáng tạo đặc sắc, trữ tình và có vai trò quan trọng to lớn khi đóng góp cho nên văn học Việt Nam một kho tang tác phẩm đồ sộ.Những tác phẩm của ông gồm: Gửi hương cho gió, Hai đợt sóng..v..v những tác phẩm ấy luôn luôn đặt nhiều ấn tượng trong lòng người đọc, Xuân Diệu xứng đáng với cây bút có sự sáng tạo, dồi dào và bền bỉ.
 
Ta nhận thấy, phong cách nghệ thuật và cái tôi trữ tình thông qua bài thơ “Vội Vàng” của Xuân Diệu thì sẽ phát hiện ra một điều rằng tác giả đang quan trọng hóa thời gian. Vì sao? Vì thời gian là nhân tố quyết định sợ sống của con người, là một thứ mà con người luôn luôn phải trãi qua từ lúc sinh ra cho đến lúc chết đi, nó sẽ không bao giờ dừng lại, trừ khi trái đất ngừng quay và vũ trụ ngừng giãn nở. Xuân Diệu đã thể hiện một cách thật rõ nét trong “Vội vàng”, và vì sự quan trọng hóa của thời gian trong bài thơ, thì đây chính là bản tuyên ngôn sôi nổi của quan nhiệm nhân sinh mới mẻ: niềm khát sống, khát yêu đến cuồng nhiệt. Vì thời gian đâu đợi tác giả, Cho nên, chính ông phải sống gấp, phải sống cho kịp dòng chảy của thời gian, của đời người.
 
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
 
Qua bốn câu đầu trong bài thơ, thì ta nhận ra một điều thật hay và kì lạ. Bốn khổ thơ đầu mang một tiết tấu ngắn gọn, nhanh nhẹn và gọn gàng nhưng lại đầy nhịp điệu, xúc tích.
 
Ta thấy từ “muốn” được nhắc lại hai lần trong khổ thơ, một là muốn tắt nắng đi và hai là muốn buộc gió lại. Đây chính là ngôn ngữ thơ dứt khoát thể hiện ước muốn mãnh liệt trong con tim của mình đối với thời gian. Nhưng, đây chỉ qua là một sự mong muốn mà tác giả không thể nào với tới được. Và thời gian, chính là thứ của tạo hóa nhưng dường như tác giả lại muốn thay đổi, đảo ngược của tạo hóa. Chính ông sẽ làm chủ, điều khiển thời gian theo như ý muốn.
 
Tác giả Xuân Diệu với phát hiện và đã nhìn ngắm thế giới xung quanh mình như một cách riêng. Tác giả nghĩ rằng mình là chủ của thiên nhiên, có khả năng định đoạt thời gian có thể dừng lại hoặc tăng vọt, và từ đấy ông đã khám phá ra cả một bửa tiệc trần gian trong những câu thơ mở đầu, một thế giới tưởng tượng thu nhỏ.
 
“Vội vàng” của Xuân Diệu lại mag một phong cách và một cuộc sống của người phàm bám chặt với trần thế, chứ không giống như Tản Đà – chán ghét cuộc sống trần gian, chỉ muốn bản tân mình thoát li với cuộc sống thực tại, muốn bay lên trời lên chốn thiên cung gặp chị hằng, chú cuội hay thượng đế. Tác giả là một con người mang ý nghĩ sống gắn bó với cuộc đời, gắn bó với trần gian.
 
“Của ong bướm ngày đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì; 
Này cây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si”
 
Nếu đọc kỹ lại bốn câu thơ đầu, thì ta thấy vạn vật trong bài thơ hiện ra như một bức tranh bao gồm những chi tiết quen thuộc, gần gũi với cộc sống của con người, thể hiện một sức sống căng tràn, khỏe khắn, đầy xuân sắc và tình tứ, lấp lánh điều kỳ diệu: Tháng mật, xanh rì, cành tơ, khúc tình si.
 
Với những từ ngữ ấy, ta thấy Tháng mật là một không gian đầy hoa đẹp và thơm ngát đua nhau khoe sắc, báo hiệu mùa xuân đã đến, một mùa ngọt ngào đậm sắc tươi đẹp.
 
Không những thế, ta còn thấy “Xanh rì” là một màu xanh của cây lá, đồng cỏ nội và chúng đang tươi xanh, mọc ra để thưởng thức ánh nắng của mặt trời đang sáng rọi.
 
Ta còn thấy “Cành tơ” là những cành cây non mới mọc với những chiếc lá non nớt màu xanh lợt, và chúng là những thế hệ mới, thay thế cho những thế hệ cũ và già nua, một thế hệ tràn đầy sức sống.
 
Cuối cùng là “khúc tình si của yến anh”. Trong khung cảnh dầy sự lãng mạn và rực rỡ như thế này, thì lại không thề thiếu những tiếng chim ca ríu rít với nhau trong không gian mát mẻ của mùa xuân, và đây cũng là mùa mà chúng bắt cặp với nhau, sinh ra những thế hệ mới. Những tiếng chim tạo nên không khí sôi nổi phá tan đi sự im ắng của bầu không gian buồn tẻ. Vạn vật điều có cặp, hòa hợp say sưa nhất trong mãnh vườn tình ái. Và tác giả, đang hóa thân thành một đứa trẻ đang nhịp bước lang thang trong một thế giới thu nhỏ giàu hình ảnh quen thuộc, lãng mạn.
 
Vạn vật đang ở độ đương thì tươi ngon nhất, đẹp đẽ nhất. Chim chóc, hoa lá, ong bướm như vực dậy đễ tận hưởng cảnh xuân tươi tắn, mượt mà. Cùng với đó, là thiên nhiên dạt dào, lôi cuốn không ngừng và mang hơi thở, sức sống của con người, cụ thể là vẻ thanh tân của người con gái đẹp. Ông còn nhận thấy, khung cảnh thiên nhiên này với người con gái đương xuân ấy nó nhiều nét tương đồng.
 
Ta nên hiểu một điều rằng, con người và vạn vật sống chan hòa với nhau từ khi trái đất đã hình thành sự sống, cùng sinh sống và phát triễn. Nhưng thời gian, nó mang một bản chất vô tình, vô vị, vô hình, cho nên hãy quý báu nó, nó chỉ có thể tăng vọt chứ nó không lùi và không dừng lại. Bởi thế, ta nhắc lại một câu nói của đức Phật thích ca mâu ni đã từng dạy:
 
“Thứ mà quý giá nhất của nhân loại không có gì quý hơn chính là thời gian và sức khỏe”.
 
Xuân Diệu lúc này đang nuôi một hy vọng, ước ao và tin tưởng cuộc sống, mong ước một tương lai sáng lạng và những ngày đẹp, nhiều điều thú vị, thông qua câu:
 
“Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa”
 
Với câu thơ trên, tác giả đang nhìn cuộc đời của mình bằng một đôi mắt của cái tôi đích thực. Ông như muốn bản thân mình gắn kết với mọi người, muốn cùng nhau cải thiện trong mọi lĩnh vực, biết chấp nhân cái sai và chỉnh sửa lại. Để rồi, cuộc sống này ngày càng vui tươi biết bao, hồn nhiên, nhiều điều vui vẻ và thú vị đang chờ đợi trước mắt. 
 
Thật thế, bởi vì muốn hòa đồng, muốn sống vui vẻ thì tại sao tác giả lại có một ước muốn táo bạo như thuở ban đầu? muốn tắt năng đi, muốn buộc gió lại. Nếu như đã có một cuộc sống vui vẻ của trần tục, chứng kiến những thứ đẹp đẽ nhất của cuộc đời, nhưng khoảnh khắc đẹp đẽ ấy sẽ vơi đi trong tâm trí của tác giả và những hình ảnh đó, chỉ tồn tại trong tâm trí của giác giả một hồi thật ngắn ngủi mà thôi, và đó là do thời gian, thời gian đã cướp mất của tác giả những phút giây hạnh phúc đó.Bởi thế, cho nên muốn có một ước muốn táo bạo, một sự tham vọng mãnh liệt, muốn đoạt quyền điều khiển của mẹ thiên nhiên.
 
Đồng thời, tác giả đã thể hiện nỗi ám ảnh về thời gian trôi nhanh. Xuân Diệu đã mang trong mình một ý nghĩ như thế này, chỉ riêng mình thôi: “ Thời gian sẽ qua đi, và nó không thể nào thay đổi. Cứ mỗi lần xuân đến, thì ta lại là già thêm một tuổi, và khoảnh khắc này nó sẽ không bao giờ quay lại, nó cứ chạy, chạy không bao giờ dừng lại. Nhưng đối với mọi người thì thời gian luôn chạy theo một chu trình tuần tự, một năm gồm bốn mùa xuân, thu, đông. Hết mùa xuân năm nay thì mùa xuân năm tới sẽ lại đến. Nhưng đối với ông, tuổi thanh xuân của mình thật quan trọng, nó sẽ trôi đi theo năm tháng và ngày mình sẽ trở thành cát bui sẽ không lâu nữa, nhưng tiếc thay là những điều quan trọng trong cuộc đời thì ta chưa làm được. Tuổi đẹp nhất là tuổi thanh xuân, tuổi yêu đẹp nhất là khi còn trẻ, được cảm nhận cảm giác yêu một cách mồn một. 
 
Câu thơ tiếp theo:
 
Tháng giêng ngon như cặp môi gần
 
Thật kỳ lạ và cũng khá lạ khi tác phẩm lại có một lối chơi chữ. Tác giả không nói đẹp mà lại nói ngon, đây là một sự chuyễn đổi từ xúc giác sang vị giác và nó là thứ non tơ, mơn mởn. Câu thơ với điểm nhấn là “ngon” là một từ ngữ rất đắt, hình như đây là một hiện tượng duy nhất trong cả bài thơ. Quả thực, Xuân Diệu không chỉ nhìn đời bằng đôi mắt tinh tế và trí óc giàu sức liên tưởng mà tác giả còn có một tâm hồn thiết tha, nhạy cảm, yêu cuộc sống.
 
Xuân Diệu, đã dung những từ ngữ lãng mạn, tuyệt đẹp và các ngôn ngữ tinh tế, thuần túy, tạo ra một hình ảnh chân thực, và đầy ý nghĩa. Vì bản thân chính là nhà thơ trong tất cả nhà thơ mới, cho nên bản thân ông rất may mắn khi tiếp xúc với văn học pháp, và mang về cho những tác phẩm của mình gồm những câu thơ có sức thuyết phục cao, đang đầy sức táo bạo.
 
Cái tôi của bản thân Xuân Diệu là một cái tôi đích thực, cái tôi trữ tình. Và chính ông, đang hể hiện khả năng sống của mình trước mắt mọi người. Và đây cũng là một sự khác biệt so với văn học Trung đại. Bởi vì cái tôi ở văn học hiện đại là một cái tôi cá nhân, chứ không còn là một cái tôi của tập thể nữa.
 
“Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nữa.
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
 
Xuân Diệu lại có một quy luật sống mà lại khác với mọi người. Ông muốn sống vội vàng, muốn sống cho kịp thời gian và thời khắc.
 
Đối với mọi người, khi xuân qua đi thì xuân sẽ trở về. Nhưng đối với ông, mùa xuân sẽ mãi không quay lại nữa… mãi mãi không bao giờ. Cho dù nó sẽ quay lại theo đúng quy luật của nó đi chăng nữa, thì nó vẫn không phải là cái xuân mà tác giả đã thấy trước đó. Mỗi lần xuân đến, thì con người sẽ tăng thêm một tuổi, cứ thế trôi qua đi và ngày mà chúng ta sẽ tạm biệt trần thế cũng không còn lâu nữa, mọi người điều phải như thế. Con người không phải là một thứ sống không bị phai tàn, và được bất tử nên không cần quý hóa thời gian. Mà con người vẫn không nằm ngoài vòng tuần hoàn ấy, cho nên cần phải quý trọng thời gian, đến đây, ta lại nhắc đến một câu mà mọi người vẫn gọi:
“ Con người không bất tử, chỉ có thời gian mới bất tử thôi!”
 
Với một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu những gì mình đang có, cho nên chất thơ của ông vô cùng lãng mạn, hàm xúc và cô đọng. “Vội vàng” là một minh chứng cho thời gian, minh chứng sự quan trọng của thời gian và hơn hết, thời gian là một tứ gì đó xa xăm mà con người khXông thể nào chạm vào và điều khiển được nó. Chính ông đã tổi vào một luồng gió mới thật độc đáo cho thơ ca Việt Nam, là một phong cách đầy cuốn hút nhưng lại khá ít trong thơ ca truyền thống.
 
“Vội vàng” là một khúc ca đầy chat táo bạo, đầy chất lãng mạn và khẳng định vai trò quan trọng của thời gian đối với cuộc sống của con người. Con người phải trãi qua năm tháng để trưởng thành và tuân theo luật lệ của tạo hóa. Thơ của ông có quan niệm nhân sinh, thẫm mĩ và mới mẻ, mang đầy sự khát khao của bản thân trong cuộc sống. Ông đã đem đến cho thi ca Việt Nam một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, đắm say và đầy sức sáng tạo. Chúng ta hãy quan trọng những gì mình đang có, chớ bỏ rơi hay lãng phí từng phút từng gây trong cuộc sống, để rồi hối tiếc về sau.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây