Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh (Bài 5)

Thứ hai - 30/09/2013 12:55
Mùa thu, mùa mang lại cảm hứng thi ca bất tận nhưng ít ai lại có thể có những cảm nhận tinh tế trong thời khắc giao mùa của vạn vật như nhà thơ Hữu Thỉnh. Điều ấy lại bắt nguồn từ tình cảm sâu đậm với quê hương. Và tình yêu làng xóm, yêu miền quê sẽ trở nên tình yêu Tổ quốc. Trong cuộc sống bận rộn hôm nay, dẫu có thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng nên dành những khoảnh khắc để lắng sâu cảm xúc của mình, để cảm nhận vẻ đẹp của quê hương, đất nước như nhà thơ Hữu Thỉnh.
Hạ qua-thu đến, đó là quy luật khách quan không thể nào thay đổi. Trong khoảnh khắc giao mùa tuyệt vời, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh- nhà thơ viết nhiều, viết hay về vẻ đẹp bình dị của cuộc sống, đặc biệt là mùa thu gợi lên bằng những cảm nhận mới mẻ và tinh tế của mình trong tác phẩm đặc sắc của ông, “ Sang thu”.
 
“Sang thu” là cái nhìn, cái cảm nhận của Hữu Thỉnh về bức tranh mùa thu lúc giao mùa.
 
“Bỗng nhận ra hương ổi
phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thi đã về…”
 
Trong biết bao hương vị thân thuộc của làng quê, HT giật mình thảng thốt, nhận ra cái làn hương ngây ngất, ngọt ngào của trái ổi đầu mùa. “hương ổi” thân thương sực thẳng vào miền kí ức, đánh thức hương vị của làng quê bắc bộ yêu thương, đánh thức kỉ niệm của một thời ấu thơ bên cạnh cây ổi vườn nhà. Từ “bỗng” như được gieo lên trong niềm ngỡ ngàng ngạc nhiên. Từ bao giờ nhỉ, thu về? Tất cả đến với tác giả nhẹ nhàng mà cũng đột ngột quá, thu về với đất trời quê hương, với lòng người mà ko hề báo trước. Để rồi trong phút giây ngỡ ngàng, nhà thơ chợt nhận ra hương thơm nồng nàn : “phả” vào trong gió se. Từ “phả” sử dụng trong câu thơ mang đày ý nghĩa. Nhờ nó, hương ổi như có một sức mạnh vô hình nào đó để có thể tràn ngập trong khôg gian, có sức lan tỏa về mặt cảm xúc. Cũng nhờ nó, bức tranh giao mùa có một sức sống mạnh mẽ đến kì lạ, mà cũng bất ngờ cho long người. Hương ổi từ đó mà lan tỏa mãi trong ko gian và rồi vấn vít trong gió se- cơn gió heo may đầu mùa. Và trong cái dư vị ngất ngay ấy, nhà thơ nhận thấy: 
 
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thi đã về…”
 
Màn Sương qua từ láy gợi hình “chùng chình” được nhân hóa khiến nó mang dáng vẻ thong thả, nhẹ nhàng như thiễu nữ đôi mươi. Và câu thơ “hình như thu đã về” đã kết lại dòng cảm xúc bất ngờ đột ngột của nhà thơ. Tất cả tín hiệu trên rồi cũng đi đến nghi vấn “ Thu đã về?”, ngỡ ngàng và thảng thốt, thu đã đến với đất trời.
 
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”.
 
Hơi thở của thu đã rõ rệt hơn. Sự hiện diện của thu ko còn mơ hồ mà đã cụ thể, hữu hình trong thiên nhiên và tạo vật, Trong không gian rộng lớn hơn, từ bầu trời tới mặt đất, đâu đâu cũng thấy cảnh sắc nhuốm thu. Dòng sông chảy khoan thai, lững lờ, mà mềm mại và duyên dág chứ ko ào ạt, cuộn dâng như trong hạ. Thế nhưng trái lại với vẻ chậm chạp của dòng sông, đàn chim trời lại đang vội vã, chuẩn bị cho một hành trình mới, khi thu sang, ngày ngắn, đêm dài và gió se đã thổi. Như vậy, mùa thu của HT ko chỉ có bìh yên, thư thả mà còn có cả sự vội vã, gấp gáp.
 
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu…”
 
Đẹp nhất của phút chuyển mùa là hình ảnh đám mây mùa thu còn vương nắng hạ. Bầu trời sang thu có làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài và có sợi dây vô hình làm ranh giới cho 2 mùa thiên nhiên, để nàg mây có thể vắt nửa mình qua mà khoe duyên phô sắc. Từ giây phút giao mùa vô hình, HT đã “nhờ mây” cho người đọc cảm nhận rõ hơn về tín hiệu sang thu của đất trời.
 
Vẫn viết về khoảnh khắc giao mùa nhưng HT còn mang đến suy ngẫm của mình về phút giao mùa ấy.
 
“vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi…”
 
Thiên nhiên vẫn âm thầm vận động sang thu và hơi hướng mùa hạ vẫn còn vương vấn trong nắg, mưa, sấm, chớp, nhưng cái hồn thu đã rõ rệt hơn nhiều. Các từ “vẫn còn, bao nhiêu, đã, vợi” gợi cảm giác như nhà thơ đang cân, đo, đong, đếm nắng mưa của đất trời. Đất trời sang thu, “nắng, mưa, sấm vẫn còn nhưng không mạnh mẽ, dữ dội như trong hạ. Nắng nhạt dần, mưa vơi bớt, sấm cũng không còn ghê gớm như sấm của giông bão mùa hè, không thể làm rung chuyển hàng cây đã cứng cáp, trưởng thành. Như vậy, Thu đã thực sự đến, đất trời cũng lắng dịu. Mùa hạ sôi nổi, nồng nàn đã nhường chỗ cho mùa thue ấp, dịu dàng, chừng mực.
 
Thế nhưng, không chỉ là những rung động tinh tế cho riêng thiên nhiên đất trời, HT -người lính vừa đi qua chiến tranh còn cho ta cảm nhận về cuộc sống và con người sau chiến tranh để chuyển sang thời bình. Đời sống cũng vừa “sang thu”, lòng người có nhiều trăn trở, xúc động.
 
“Sương chùng chình qua ngõ”, “Sông được lúc dềnh dàng”-những câu thơ không chỉ nói về nét riêng của dòng sông sang thu hay thiên nhiên phút giao mùa. “Chùng chình” và “Dềnh dàng” ngầm tỏ thái độ về lối sống của những con người thời kì chiến tranh xông pha là thế, giờ mới hòa bình đã tự cho phép mình sống buông thả, không lo nghĩ, chỉ “dềnh dàng” nghỉ ngơi.
 
“Chim bắt đầu vội vã” Không chỉ nói về cánh chim trời mà dường như nhà thơ còn muốn ám chỉ những đối tượng sống tuy thời, thức thời, chỉ biết xuôi theo sự thăng trầm của xã hội mà không có ý chí, quết tâm của chính bản thân mình. Bày tỏ thái độ và phê phán những con người từng trải, già dặn. Trong cả bài thơ, đằng sau những câu thơ tả cảnh thiên nhiên, lắc đầu trước lối sống của một bộ phận con người, còn có lớp người xúc động, luyến tiếc nhận ra tuổi trẻ của mình đã đi qua, để nhìn lại quãng đời đã làm nhiều việc và còn nhiều việc chưa làm, cần phải khẩn trương vì thời gian không đứng đợi.
 
“Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
 
Nhưng dù thế nào đi nữa, con người ấy vẫn bình thản, tự tin đón nhận tất cả, không run sợ trước biến cố cuộc đời, vững tin vì cuộc đời đã được tôi luyện. Đó cũng chính là tâm sự của HT và của cả lớp người đi trước để lại cho thế hệ sau.
 
Thu sang với đất trời và thu sang với lòng người. Hữu Thỉnh đã cho ta thấy một tâm hồn vô cùng tinh tế và nhạy cảm khi có thể vận dụng hết mọi giác quan để đón nhận hương vị khoảnh khắc giao mùa.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây