Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu (Bài 8)

Thứ năm - 30/04/2015 12:44
Chàng không say đắm tình yêu, không “vội vàng” tận hưởng như Xuân Diệu:
 
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già.
 
Cũng không điên cuồng, “đau thương” chất ngất như Hàn Mặc Tử:
 
Tôi vẫn còn đây hay đã ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao không phượng nở trong màu huyết?
Nhỏ xuống hồn tôi những giọt châu.
 
Đến với thơ, không biết chàng có tự hào không khi tâm sự:
 
Chàng là con một người mẹ hay sầu
Nên trọn kiếp mắt chàng thường đâm lệ.
 
Vâng! Biết tới chàng, biết tới Huy Cận, người ta luôn bắt gặp một hồn thơ “mang mang thiên cổ sầu” mà rõ nhất là ở không khí “lửa thiêng của tự ngàn xưa mà Huy Cận đã đem về nhóm lên trong lòng người một nỗi buồn triền miên day dứt”. Ngọn “lửa thiêng” ấy bốc lên từ những rung động với tình cảm đẹp quê hương, bốc lên từ những giao cảm của hồn thơ với nước biếc sông xanh mênh mông và cũng đẹp vô cùng khi in sâu vào lòng thi sĩ: Tràng giang chính là một trường hợp riêng!
 
Thoạt nghe, hai chữ Tràng giang dễ làm cho người đọc nhớ đến một con sông dài hun hút chảy tận cuối trời, thấp thoáng ven bờ vài rặng liễu đang xõa mớ tóc buồn vời vợi, đâu đó những chiếc thuyền con vút ấn vụt hiện rất hữu hình mà cũng rất nỗi vô hình. Phải chăng nơi đây, đại thi hào Lý Bạch đã ngâm vang:
 
Cô phàm viên ảnh bích không tần
Duy kiến Trường giang thiên tế lưu.
(Trời xanh tít cảnh buồm xa
Thấy dòng sông chảy ngang qua bầu trời).
 
Nhưng không! Những đường nét trên chỉ là những thứ “cổ điến” còn sót lại trong tâm trí, những đường nét ấy cho đến bây giờ đã thật sự mờ phai lâu rồi. Không, Tràng giang trong thơ Huy Cận không thế nào là Tràng giang (hay từ “tràng giang”) là do những giao cảm của sông Hồng với nhà thơ. Nhưng đó cũng chỉ là một ý kiến. Còn với Huy Cận? Khi bàn về thơ mình, nhà thơ đã nói: “Nó có được cái cảm xúc của muôn vàn dòng sông khác của quê hương”. Vậy ai trả lời cho ta biết Tràng giang đã có từ đâu? Không biết được, chỉ biết đấy là một dòng sông dài thăm thắm, có thể là sông Hồng, cũng rất có thế là một dòng sông nào đó tự ngàn xưa chảy về hiện tại. Phải chăng, vì thế mà dưới tiêu đề Huy Cận đã viết:
 
“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
 
Hai câu thơ dưới đây cũng đã từng gây nhiều tranh cãi:
 
Sóng gợn Tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mải nước song song.
 
Hai câu thơ như một bức tranh, nhưng lại là một bức tranh có hồn, biết buồn, biết khóc. Trong bức tranh đó, Huy Cận đã làm gạn lên một lớp sóng, mà cái “thế” sóng lại rất khó miêu tả. Nó đều đều đồng loạt, không phải là “lăn tăn”, nó phần nào giống cái thế “nhất là phi”, chỉ khác mỗi chỗ là “nó” nhẹ nhàng, êm ả. Đó là cái hay khi nhà thơ đã chọn cho thơ một từ láy thật hay: “điệp điệp”. Với thơ thất ngôn, dĩ nhiên Huy Cận đã sử dụng phép tiểu đối, nhưng lại không đối cảnh mà lại sử dụng vào việc miêu tả trạng thái. Từ láy “song song” hay không kém, nó làm tách bật được cái cảnh giữa thuyền và nước trên sông, từ muôn đời nay, thuyền và nước luôn quyện vào nhau, nước chở thuyền, thuyền trang điểm cho bức tranh sông nước. Ấy vậy mà, đọc hai câu trên ta lại thấy một sự thật phũ phàng: thuyền và nước như hai đối tượng đang di chuyển ngược phía, lúc nào cũng gần nhau, nhưng tưởng như không bao giờ thấy mặt: “Hữu hình sao khéo lẩn sau vô hình” - (Lưu Vũ Tích). Phải chăng, cũng vì trả giá cho sự vô tình ấy mà khi “thuyền về” thì nước lại phải buồn man mác:
 
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng?
 
Không biết có phải là “buồn man mác” hay không khí thật sự là “sầu trăm ngả”? Thế mới biết, nước trên sông không chỉ một dòng, mỗi dòng chảy một phương chính là khi cái sầu đan lại thành “trái sầu rụng rơi” mà rơi vào lòng thi sĩ. Đe rồi trong một tâm trạng buồn, chàng nhìn vào đâu lại thấy ở đó buồn không kém. Bằng chứng là trên sông, theo như ta trông thấy thì luôn có những cánh hoa tím trôi xuôi, loại hoa lục bình cũng thật đẹp xinh vậy mà thi nhân lại thấy “củi một cành khô” mà lại “lạc mấy dòng”. Vốn dĩ “củi khô” đã không còn sức sống, mà lại không biết trôi về đâu thì thật là buồn. Câu thơ như gợi nên một nỗi buồn “dưới đáy sầu nhân thế”. Buồn cho những thân phận bé nhỏ bơ vơ lạc lọng giữa dòng đời, để rồi một ngày nào đó, hương sắc phai tàn, những gì còn lại chỉ giống như cái “khô” của một cành cây, vẫn phải còn trôi trong sóng nước bao la, muôn phương vô định, biết tìm nơi đâu để thấy được bến đỗ yên bình.
 
Những cái buồn mà dứt câu khi:
 
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu.
 
Không gian vốn đã rộng nay càng rộng. Có lẽ ở nơi “lơ thơ cồn nhỏ” này đã từng có một phiên chợ nhộn nhịp. Thế mà nay, tác giả chỉ ao ước được nghe cái âm thanh ấm áp của con người dù chỉ là những “âm thanh” của một buổi “vãn chợ chiều” cũng không biết tìm đâu, đến nhà thơ phải cất lên tiếng hỏi đau lòng: “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Hai câu cuối lại càng độc đáo, vốn đã biết trời thì cao, sông thì sâu nay lại nghe “nắng xuống trời lên sâu chót vót” thì thật lạ. Đã có hơn một lần ta bắt gặp “trời sâu” trong thơ Huy Cận... “Quay theo tám hướng hỏi trời sâu”. Sao không là “trời cao” mà là “trời sâu”, lại là “sâu chót vót”? Có lẽ “trời sâu” ở đây chính là những gì in ở đáy sông mà nhà thơ trông thấy được. Quả nhiên, câu thơ mới “thực” làm sao!
 
Ta đã từng tiếc bức tranh sông nước đẹp nhưng buồn bởi không có những cánh lục bình tim tím điếm xuyết, nay vui mừng thấy chút mới mẻ trong thơ:
 
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng.
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
 
Lại thất vọng làm sao khi tất cả những dấu hiệu gì của con người vốn cần có thì Huy Cận - hay nói đúng hơn là tạo hóa - đã mang đi. “Một chiếc cầu” không có đã đành nhưng sao lại cũng “không một chuyến đò ngang?” Những gì có được chỉ là “bèo dạt về đâu” và “bờ xanh tiếp bãi vàng”. Nỗi buồn vì thế mà tăng lên một bậc. Ngày xưa Trần Tử Ngang khóc:
 
Tiền bất kiến cổ nhân
Hậu bất kiến lai giả
Niệm thiên địa chỉ du du
Độc thương nhiên nhỉ lệ hạ.
 
Dịch nghĩa:
 
Trước không thấy người đưa
Sau không thay người đến
Nghĩ trời đất rộng mênh mang
Một mình buồn thương rơi lệ.
 
Để đau xót cho cái bơ vơ, lạc lõng của con người trong không gian to lớn, thì nay Huy Cận lại càng buồn đau hơn trước không gian mỗi lúc mỗi rộng thêm mà con người thì bơ vơ xa vắng:
 
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cảnh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước.
 
Có lẽ ba khổ đầu buồn bao nhiêu, thì khổ cuối như tổng hợp tất cả cái buồn nhân thế. Trong Thu hứng, Đỗ Phủ có viết: “Mặt đất mây đùa cửa ải xa”, phải chăng là có liên hệ nhân quả đến câu “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc” ở đây? Không biết, chỉ biết cái hoàng hôn bây giờ lại dày đặc hơn bao giờ hết. Mà cũng lạ, tại sao các khố thơ trên nhà thơ không nói đến hoàng hôn mà ở đây lại “nhiều” đến the! Phải chăng vì bóng chiều sa nhanh quá nên vô tình đã đè cánh chim bé bỏng, làm cánh chim phải chao nghiêng tưởng chừng sắp gãy. Nhà thơ Hàn Mặc Tử cũng có một câu tương tự:
 
Sột soạt gió trêu tà ảo biếc
Trên giàn thiên lý, bông xuân sang.
(Mùa xuân chín)
 
Cái “bóng xuân sang” cũng như “bóng chiều” ở đây mới tuyệt làm sao. Nó tạo cho cái sầu của nhà thơ có một cái thế đế rồi:
 
Lòng quê dợn dọn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
 
Nhà thơ đã mượn cái buồn của Thôi Hiệu:
 
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai...
 
Để cộng thêm vào đó nỗi lòng của mình mà kết lại thành một khúc nhạc sầu miên man không dứt.
 
Tràng giang thật sự là một bài thơ rất hay trong trào lưu văn học lãng mạn 1930 - 1945. Nó như một ngọn “lửa” rất có hồn góp một phần quan trọng vào sự thành công của tập Lửa thiêng, vào sự thành công của Huy Cận. Có Tràng giang, Huy Cận đã trở thành một nhà thơ nối tiếng đương thời, có Tràng giang, lòng người Việt Nam càng thêm yêu quê hương đất nước. Ai đó thật có lý khi nói rằng: Thơ mới là tiếng nói yêu nước thiết tha của một lớp thanh niên - một lớp thanh niên mà ngoài những gương mặt tiền phong như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư... Ta còn bắt gặp trong đó một chàng trai “trọn kiếp mắt chàng thường đẫm lệ” Huy Cận!

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây