Chính tâm trạng ấy, tháng 4-1976, nhà thơ Viễn Phương từ thành phố Sài Gòn giải phóng , thành phố Hồ Chí Minh thân yêu, ra thăm lăng Bác và trở về với bài thơ Viếng lăng Bác mang nỗi niềm chung của nhiều người.
Viếng lăng Bác ư? không phải đâu, hình như đây là đến với Bác, đến thăm Bác. Bác đã mất ư? không phải đâu, Bác đang sống, Bác đang ngủ thôi mà! Tưởng như Bác đang nhìn thấy mọi người từ xa, nhà thơ thầm đặt tay lên ngực mình, tự giới thiệu với Bác:
CON Ở MIỀN NAM RA THĂM LĂNG BÁC
Con ở miền nam, mấy tiếng ấy bao hàm một nỗi đau và một niềm tự hào. Con ở từ miền nam ra đây Bác ơi! Miền nam gian khổ mà anh hùng, miền nam đi trước về sau đây Bác ơi, miền nam thành đồng tổ quốc, miền nam vừa chiến thắng kẻ thù hung bạo để trở về trong đại gia đình Việt Nam đây Bác ơi! Miền nam với nỗi đau mất Bác, nỗi đau không đón chân Bác sau ngày thắng lợi.
Trong làn sương mờ của ngày thu Hà Nội, đến với Bác, sao như là trở về một làng quê thanh bình nào vậy:
ĐÃ THẤY...................THẲNG HÀNG
Thật ra, quanh lăng Bác có rất nhiều loài cây loài hoa, đâu phải chỉ có cây tre nhưng chính cây tre đã khiến nhà thơ rung cảm, hàng tre bát ngát, hàng tre xanh xanh,hàng trre bao đời như một dấu hiệu đặc biệt Việt Nam, hàng tre trùm bóng mát rượi lên bao thế hệ cuộc đời, hàng tre mang bao phẩm chất của con người Việt Nam: dẻo dai, bất khuất, kết đoàn, kiên cường. Dấu hiệu đầu tiên nơi Bác ở đúng là một dấu hiệu Việt Nam, bởi vì Bác cũng chính là một biểu tượng Việt Nam, Bác tiêu biểu cho con người Việt Nam hơn ai hết. Ở Bác có tất cả những gì con người Việt Nam từng có, cũng cái dấu hiệu xanh tươi sự sống ấy, cũng cái kiên cường "đứng thẳng hàng" trong "bão táp mưa sa" ấy.
Ôi! đến với Bác không phải là đi mà là trở về, trở về với cội nguồn của chính mình, trở về một ngày tháng thanh bình nào đấy của dân tộc muôn đời, trở về với một giấc mơ nào đó mà tuổi xanh mình hằng ấp ủ. Sao trước lăng Bác không phải là đền đài tráng lệ, rực rỡ, vàng son? mà lại là hàng tre giản dị, quen thuộc đến như giấc mơ vậy? Sự quen thuộc, giản dị, khiến cho người ta phải ngỡ ngàng, phải xúc động đến rơi nước mắt.
Thời khắc đi vào với Bác, dòng người chầm chậm bước đi. Bầu trời cao lồng lộng trên lăng. Mặt trời toả sáng trên lăng, chân bước đi mà lòng ngẫm nghĩ, nhìn trời cao mà nghĩ về Bác:
Ngày .....................rất đỏ
Bác là một mặt trời. Cách ẩn dụ ở đây không biết đã đủ để nói về Bác hay chưa? Cái mặt trời đang toả sáng trên lăng kia, mặt trời của thiên nhiên tượng trưng cho nguồn sáng, nguồn sự sống ấy, không phải bao giờ cũng nguyên vẹn thế đâu! nhưng vầng trăng mặt trời Bác hồ của ta thì mãi mãi đỏ thắm, mãi là nguồn sưởi ấm, nguồn sáng soi đường cho con người Việt Nam, cho các thế hệ Việt Nam. Một mặt trời chiếu rọi trên lăng và một mặt trời toả sáng trong tâm hồn như mặt trời kia, Bác thuộc về vĩnh cửu cùng với mặt trời ngày ngày đi qua trên lăng:
NGÀY NGÀY...................MÙA XUÂN
Nhịp thơ chầm chậm như bước chân người đi trong cuộc tưởng niệm mà sao câu thơ vẫn không buồn? Phải rồi chúng ta không làm cái việc tưởng niệm bình thường với Bác như với một người đã khuất. Dòng người đang đi đây là đang đi trong cuộc hành trình ngợi ca vinh quang của Bác và tràng hoa vinh quang này không phải được kết bằng những bông hoa bình thường mà là một tràng hoa bất tận, hoa con người, mà Bác đã tạo nên trên đất nước này trong 79 mùa xuân ngắn ngủi nhưng trường cửu của Bác.
Từ bên ngoài, theo nhịp người đi chầm chậm, ta cùng nhà thơ đi vào trong lăng với Bác. Đây là phút nghẹn ngào, lúc này trước mặt ta có Bác, Bác nằm đó, trong giấc ngủ vĩnh hằng:
BÁC NẰM...................TRONG TIM
Nhà thơ sững sờ nhận ra nỗi đau đớn: BÁC MẤT RỒI. Nhưng Bác, con người vĩ đại giữa con người, không đang trong sự chết bình thường như ta vẫn nghĩ theo lẽ đời. Hình như Bác chỉ ngủ mà cũng hình như Bác đang ngủ, Bác chỉ đang nằm trong giấc ngủ đó thôi, canh cho sự bình yên trường cửu của giấc ngủ ấy là một vầng trăng sáng diệu hiền. Bác nằm đó, trong quan tài thuỷ tinh ấy là sự thật mà lòng ta không thể nào chấp nhận được.
VẪN BIẾT.................TRONG TIM
Một từ "nhói" của nhà thơ nói hộ ta nỗi đau đớn, nỗi đau vượt nên mọi lí lẽ, mọi lập luận của lí trí. Bác như trời xanh, Bác là mãi mãi, Bác vẫn sống trong tâm trí của chúng ta. Nhưng Bác đã mất thật rồi, vắng Bác, cái thiếu vắng ấy lấy gì bù đắp được.
Cuối cùng, dẫu xót xa đến mấy, cuộc chia biệt cũng phải xảy ra. Bác nằm lại với giấc ngủ bình yên vĩnh viễn, với ánh trăng trường cửu trong lăng, còn mỗi người phải bước đi,với cảm giác thật sự về nỗi đau mất Bác.
MAI ..............TRÀO NƯỚC MẮT
Một tiếng thương của miền nam là trọn vẹn tình cảm của người miền nam đối với Bác. Tình cảm ấy là yêu, quý trọng cả cuộc đời cao thượng và vĩ đại của Bác giành hết cho nước, cho dân, ấy là nỗi đau vì mất Bác cùng với niềm thương trào nước mắt ấy, những lời lẻ từ miệng cũng trào dâng trong tâm trí:
MUỐN LÀM........................CHỐN NÀY
Chân bước đi mà mặt còn ngoảnh lại, không muốn rời xa, không muốn cách chia. Ước chi ta có thể biến thành những gì thân yêu quanh nơi Bác ngủ để mãi được chiêm ngưỡng Bác. Một con chim nhỏ cất tiếng hát làm vui những bình minh của Bác. Một đoá hoa ngát mùi hương làm thơm không gian quanh Bác. Một cây tre trong hàng tre xanh xanh Việt Nam, toả sáng bóng mát dịu dàng của quê hương bên Bác.
Nhưng nhà thơ không thể mong muốn gì hơn. Sự thật là cuộc chia li phải xảy và đã xảy ra. Câu thư trầm xuống để kết thúc, ngừng lặng hoàn toàn. Bài thơ từ đây kết thúc nhưng tâm sự của nhà thơ từ đây lại vút cao lên. Một nỗi tiếc thương khôn nguôi với con người khiêm nhường và vĩ đại, người cha, vị lãnh tụ đã sống cuộc đời tột bậc vẻ vang của con người và cho con người.
Viếng lăng Bác là một trong những bài thơ viết muộn màng, rất lâu, sau ngày chủ tịch HCM qua đời, sau hàng nghìn bài thơ viết về nỗi đau mất Bác. Thế nhưng, bài thơ vẫn tìm cho mình một tiếng nói riêng. Cái mới ấy xuất phát từ tấm lòng chân thành của nhà thơ, nguyên nhân chủ yếu tạo nên thành công của bài thơ chính là điều đó.