Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Phân tích bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" (Bài 3)

Chủ nhật - 30/03/2014 07:44
Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết trong hoàn cảnh lúc Bác đang hoạt động bí mật trong điều kiện thiếu thốn đủ thứ, Bác phải ngủ trong hang đá, phải dùng phiến đá làm bàn, thức ăn rất thiếu thốn gạo không có phải thường ăn cháo bẹ với rau măng. Bác bị sốt rét liên miên, nhưng Bác rất vui - cái vui của người đem ánh sáng cách mạng về để giải phóng dân tộc, “gây dựng một sơn hà”.
Mở đầu bài thư là câu thơ có giọng điệu rất tự nhiên, rất ung dung thoải mái:
 
“Sáng ra bờ suối tối vào hang”
 
Câu thơ là sự khái quát của một cuộc sống đã thành nếp, rất chủ động cách ngắt nhịp 4/3 đã tạo thành thế đối: sáng ra - tối vào. Nếp sống ở đây chủ động và đàng hoàng. Đàng hoàng vì ban ngày Bác làm việc bình thường, tối mới trở về hang để ngủ. Với Bác, còn gì thú vị hơn khi ngay ngày được làm việc bên bờ suối, làm bạn với thiên nhiên tôi mới trở về nhà (hang núi) để nghỉ ngơi và lắng nghe tiếng suối mà có lần ta bắt gặp trong thơ Bác. Chính sự cân đôi ở câu thơ thứ nhất đã làm nền cho câu thơ thứ hai xuất hiện:
 
“Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.”
 
Nhịp 4/3 là nhịp thông thường trong thơ tứ tuyệt, nhưng ở câu thơ này chuyến thành 2/2 tạo thành một sự đều đặn cùng với hai thanh trắc liền nhau ở nhịp 3 càng khẳng định thêm điều đó. Câu thơ toát lên một sự yên tâm về cuộc sống vật chất của Bác. Thơ xưa thường biểu lộ cái vui vì cảnh nghèo [...], câu thơ thứ 3 là một sự chuyến biến đột ngột:
 
“Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”
 
Hai câu nói về chuyện ở chuyện ăn thong dong bao nhiêu thoải mái bao nhiêu thì câu nói về chuyện làm việc vất vả bấy nhiêu. Không có bàn người chiến sĩ cách mạng phải dùng đá làm bàn, lại là “bàn dá chông chênh” với từ láy chông chênh, Bác đã lột tả được điều kiện làm việc rất khó khăn. Công việc càng khó khăn hơn khi đòi hỏi người chiến sĩ cách mạng phải cố gắng hết sức không ngừng không nghỉ. Ba tiếng cuối câu sử dụng toàn thanh trắc thế hiện sự vất vả nhưng khỏe khoắn, cương quyết. Như vậy đôi với Bác lúc này, việc cách mạng là cần thiết nhất, phải vượt lên trôn tất cả mọi khó khăn. Kết thúc bài thơ là một nhận xét bất ngờ thu vị:
 
“Cuộc đời. cách mạng thật là sang”
 
Câu thơ thứ tư là một sự đánh giá bất ngờ bằng phép loại suy ta có thể khẳng định việc ăn việc ở không phải là sang, chi có việc “dịch sử Đảng’ là sang nhất vì nó đem lại cơm no áo ấm và hạnh phúc cho toàn dân. Giọng thơ sảng khoái ngân vang nhờ sử dụng hai thanh bằng ở cuối câu.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây