Thật vậy, cũng như bao sĩ tử khác , ông chọn cho mình con đường hành đạo của của người trí thức xưa , đó là học hành – khoa cử - làm quan để phò vua giúp nước. Thế nhưng trong bối cảnh nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn suy sụp , thối nát, bảo thủ , lạc hậu, ông đã nhận ra cái con đường ấy là con đường gian nan , đường cùng thể hiện chính bằng hình ảnh “bãi cát dài” trong tác phẩm và ông đang rơi vào sự bế tắc của con đường tiến thân như người “ lữ khách đi trên bãi cát” trong tác phẩm.
“Bãi cát dài , lại bãi cát dài
Đi một bước lùi một bước”
Ông bắt đầu có cái nhìn mới về con đường khoa cử . Ông đưa ra hiện thực luôn tồn tại nhan nhản trong xã hội:
“Cổ lai danh lợi nhân
Bôn tẩu lộ đồ trung.
Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng”
(Xưa nay phường danh lơi
Tất tả trên đường đời
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số , tỉnh bao người ?)
Sắc sảo trong cách nhìn và tỉnh táo trong phán xét , thi sĩ họ Cao đã cho người đọc thấy được bức tranh đời thực . Đó là phần đông con người – tầm thường, hám danh hám lợi, phải khốn khổ , phải vội vã, chạy ngược, chạy xuôi , xô bồ trên con đường danh lợi “ Xưa nay phường danh lợi/ Tất tả trên đường đời” . Cũng chính vì cái hám danh hám lợi ấy mà họ dễ bị dũ dỗ , mê hoặc bởi bao nhiêu thứ “mĩ tửu” dậy hương đưa , họ như người đời thấy quán rượu ngon thì đổ xô tới “Đầu gió hơi men thơm quán rượu/ Người say vô số , tỉnh bao người ?”
Những câu thơ của Cao Bá Quát như chiếu 1 góc nhìn trong tâm hồn vừa cô đơn , vừa kiêu hãnh . Một con người không muốn và không thể hòa cùng đám người hám danh lợi , luôn muốn bon chen mưu cầu danh lợi . Ta thấy được sự đối lập giữa cái tầm thường với cái thanh cao , giữa cái ồn ã sục sôi từ thiên hạ với cái bình lặng , cao ngạo từ con người . Ông thể hiện thái độ bất hợp tác, nỗi chán trường , thất vọng trước sự xuống cấp của khoa cử nhà Nguyễn. Vậy Cao Bá Quát đã chán ghét cái danh lợi tầm thường ấy , đã nhận ra sự vô nghĩa trong lối khoa học cử , con đường danh lợi đã cũ nát,. Phải chăng đó chính là biểu hiện cho nhân cách của nhà nho chân chính ?
Hơn thế , bầu cảm xúc dần được nâng lên:
“Bãi cát dài, bãi cát dài ơi !
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít ?”
Nỗi trăn trở , băn khoăn trước hiện trạng như bế tắc, bần cùng khi con người đi đường mà chưa tìm ra đường. Chỉ thấy trước mắt là đường thật nhiều ám ảnh, ghê sợ mà bước đường bằng phẳng thì mờ mịt , không biết nên đi đâu , về đâu ?
Rồi “Phía bắc núi Bắc , núi muôn trùng ,
Phái nam núi Nam , sóng dào dạt”
là cảnh tượng điệp trùng vây bủa của núi, của sóng, của cát ….phải biết đi tìm sự giải thoát cho số phận:
“Quân hồ vi hồ sa thượng lập?
(Anh còn đứng làm chi trên bãi cát ?)
một con người đã mất hết ý niệm về thời gian, mất luôn cả ý niệm về phương hướng. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình. Câu thơ hay câu hỏi ấy với bao nhiêu băn khoăn, u uất. Nhưng, cũng chính từ câu chữ ấy, lại đánh thức sự tung phá và giải thoát cho con người và cảnh ngộ:
Ta không thể đi trên bãi cát như vậy nữa , mà phải tìm ra 1 con đường khác , 1 lối đi khác . Vậy là Cao Bá Quát luôn có một niềm khao khát được đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh nhà Nguyễn bảo thủ , trì trệ . Và đây cũng phải chăng là biểu hiện của nhân cách nhà nho chân chính ?
Qua Thi phẩm “Bài ca ngắn trên bãi cát” ta thấy được Cao Bá Quát là nhà nho chân chính, ông nhận thức được việc mình phải làm, con đường mình phải đi, khát vọng thực hiện công việc đi tìm chân lí, khinh bỉ cái "vinh hoa" hão huỳên. Nhưng trong ông đầy mâu thuẫn nên ông đứng chôn chân trên bãi cát dài.