Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Nghị luận bài Thu Điếu - Nguyễn Khuyến

Thứ ba - 23/06/2020 09:42
Nhà thơ Nguyễn Khuyến hiệu là quế sơn quê ở Nam Định, là người đỗ đạt cao nhưng với cốt cách thanh cao cùng tấm lòng yêu nước thương dân nên phần lớn cuôc đời ông là dạy học và sống an nhàn nơi quê nhà. Nguyễn Khuyến được mệnh danh là một trong những nhà thơ của làng cảnh Việt Nam qua những sáng tác thơ đậm đà tính dân tộc và lấp lánh vẻ đẹp thiên nhiên trong đấy, cùng với bút pháp chấm phá tài hoa cùng sự kết hợp tuyệt vời giữa thi ca và hội họa qua “chùm thơ thu” thì tên tuổi Nguyễn Khuyến trở nên bất tử khi khắc họa thành công những bức tranh thu kinh điển của làng quê Việt Nam. Thu điếu nằm trong “chùm thơ thu” với thể thơ đường luật thất ngôn bát cú đã vẽ nên cảnh trời thu bao trùm bởi khung cảnh rộng lớn màu xanh và trong veo.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo 
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí 
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo 
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt 
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo 
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được 
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
 
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Khuyến là những hình ảnh thân quen và dung dị, là kết tinh những nét đặc trưng nhất của làng quê Việt Nam. Nguyễn Khuyến vẽ nên trong thơ của mình bằng những nét cọ thuần khiết về cảnh vật mùa thu qua sự quan sát tinh tế của đôi mắt và của tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu quê hương.Khung trời cao rộng được thu nhỏ vào tầm mắt để có thể quan sát được những chuyển biến dù là bé nhất của không gian cùng sự kết hợp màu sắc hài hòa của muôn vật trong cái tĩnh lặng bao trùm. Xuất hiện đầu tiên trong bài thơ là cái “ao thu” quê hương cùng “chiếc thuyền câu” đang gập ghềnh bởi làn nước lăn tăn những vòng sóng nhỏ
 
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
 
Giữa làng quê xuất hiện một chiếc gương phản chiếu cảnh trời duới dòng nước lạnh mà trong veo. Làng mạc Yên Đỗ là vùng đồng chiêm đồng trũng quanh năm nước ngập, dân phải lấy đất đấp cho cao nên ao cứ thế nối tiếp ao và Nguyễn Khuyến đã đưa cái ao nhỏ quê hương vào thơ với thái độ trân trọng trìu mến. Ao nhỏ thì thuyền câu cũng bé lại. Xung quanh thực tĩnh lặng với hình ảnh chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh đang lững lờ mặc dòng ươc chảy. Tiếng động nhỏ ấy càng làm tăng thêm phút lặng trong cảnh mà còn trong tâm của người đi câu đang say sưa với cảnh trời đất bao la cao vợi.Từ láy “tẻo teo” nhấn mạnh sự trơ trọi đơn độc của 1 chiếc thuyền giữa không gian cao rộng của trời thu. Tiếp đó là nhịp thở của thu bắt đầu bằng những bước chuyển nhẹ nhàng
 
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo
 
Ao bây giờ ko còn tĩnh lặng nữa mà đã bắt đầu gợn lăn tăn theo làn hơi, lá thì theo gió heo may bay lững lờ.Sóng với màu biếc hòa cùng lá vàng mới đẹp và thanh tao làm sao, ngòi bút nhà thơ lúc này mới thật chi tiết khi kết hợp thành vế đối hoàn chình “sóng biếc” với “lá vàng” “hơi gợn tí” với “khẽ đưa vèo”, thật tài tình. Tâm hồn nhà thơ lúc này dường như cũng hòa theo nhịp gợn của sóng nhịp rơi của chiếc lá vàng trong từng khoảnh khắc. Cách phác họa một góc mùa thu bằng nét duyên dáng nhẹ nhàng giữa màu sắc và âm thanh khéo léo. Mọi cử động của thu đều như say say và mơ màng đến lạ ngay chính nhà thơ cũng bị cuốn hút theo. Gió nhẹ thổi vào tâm hồn những gì êm ái và dịu dàng. Bức tranh thu lúc này đã thêm được chút màu sắc tươi tắn hơn. Tầm nhìn của nhà thơ nâng cao hơn khi nhà thơ khẽ ngẩng đầu nhìn lên và bắt gặp thêm một màu xanh nữa, xanh trong mà thanh khiết hơn
 
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
 
Trời thu cao vời vợi qua những tầng mây, có cái thăm thẳm của chiều cao, khoáng đạt hơn.Màu xanh ấy sao mà đẹp mà tha thiết. Điểm xuyết bởi những cụm mây trắng cứ lơ lửng nơi đấy.Bất giác quay về với làng quê hình ảnh ngõ trúc vắng làm lắng đọng trong tác giả nổi cô đơn vắng vẻ. Đuờng làng quê yêu dấu vẩn cứ quen thuộc làm sao bởi bóng tre bóng trúc trùm mát rựợi, nét thơ vừa thi vị thơ mộng vừa đặc trưng cho miền làng quê bắc bộ. Dường như tình yêu quê vẫn chưa bao giờ nguôi dù chỉ là thoáng nhánh trúc chiếc lá rơi trứơc mắt tác giả. Trong khoảng khắc đó sự trống trải từ đâu lan tỏa và làm đựơm buồn đi mất bức tranh thu trong cái yên ắng và vắng lặng. Cái hồn của cảnh vật xung quanh cảu đồng quê hiện rỏ trong từng câu từng chữ mộc mạc giản dị và đôn hậu. Bằng hình ảnh đẹp giàu màu sắc và cách nhìn khái quát từ gần đến xa từ thấp đến cao từ tĩnh đến dộng nhà thơ tạo nên khung cảnh trời thu bao la trong xanh và tươi đẹp.Và cảnh thiên nhiên bấy giờ cũng như đồng điệu với những xúc cảm, tâm trạng ưu tư của nhà thơ. Giữa cảnh thơ mộng tác giả lặng thinh với thú vui câu cá tao nhã của mình, dáng người đi câu như là một phần trong khung cảnh thu nhỏ ấy. Nhà thơ đắm mình vào thiên nhiên như muốn quên đi những phút bận lòng vì nỗi lo lớn
 
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
 
Tư thế ngồi ưu tư trong dòng suy nghĩ mênh mông khi tác giả ngồi đã lâu mà chưa câu được cá, trong lòng cứ nhưng đang chất chứa một nỗi lòng sâu kín. Đâu đó tiếng cá đớp mồi xao động mặt nước rồi cũng vô tình làm xao động tâm hồn nhạy cảm đang lặng yên của tác giả, có cá hay không tác giả cũng không chắc chỉ biết lúc này đây tâm trí vẫn đang rối bời vì lo cho dân cho nước, ray rứt băng khoăng mãi không thôi. Tâm trạng thời thế là động lực để nhà thơ quay về với thú vui đi câu mong khuây khỏa dược nỗi lòng nhưng giữa cái tĩnh quá đỗi nơi đây cùng sự cô đơn thì nỗi u hoài vẫn dấy lên trong lòng không dứt. Câu thơ hay với nghệ thuật lấy động tả tĩnh, mọi vật giống như đứng yên nhưng thật ra vẫn âm thầm vận động.
 
Cảnh làng quê hiện lên một cách chân thực đậm đà phong vị Việt Nam trong thơ Nguyễn Khuyến cũng vì lòng yêu nước và tâm hồn như hòa quyện vào thiên nhiên. Bài thơ gieo vần độc đáo cùng cách sử dụng từ ngữ tài tình có sức gợi hình mạnh tạo nên quang cảnh sống động hấp dẫn. Ngôn ngữ thơ chính xác, trong sáng và dễ hiểu càng làm nổi bật tài năng của Nguyễn Khuyến.
 
Sở trường của Nguyễn Khuyến trong thơ trữ tình mà còn trong thơ tả cảnh nhất là trong chùm thơ thu. Xuất phát từ tâm hồn tinh tế bức tranh Nguyễn Khuyến vẽ nên không chỉ là bức tranh thiên nhiên cao đẹp mà còn là bức tranh tâm trạng vì nỗi lo lớn chưa tìm được giải đáp. Qua đó cốt cách thanh cao yêu nước thương dân càng bộc lộ rõ nét hơn,ta thầm ngưỡng mộ tài đức của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
 

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây