Tìm hiểu đề và lập dàn ý
*Đề bài.
Câu 1: Đề bài yêu cầu bàn về hiện tượng gì?
Câu 2: Bài viết cần có những ý nào? Sắp xếp các ý đó ra sao?
Câu 3: Nên chọn những dẫn chứng nào?
Câu 4: Cần vận dụng những thao tác nghị luận nào?
a. Tìm hiểu đề.
- Vấn đề nghị luận: cách sử dụng thời gian của thanh niên hiện nay.
- Tìm ý:
+ Sử dụng thời gian hợp lí và tích cực( hiện tượng Nguyễn Hữu Ân)
+ Phê phán một vài hiện tượng tiêu cực trong lối sống lãng phí thời gian của thanh niên, học sinh.
- Thao tác lập luận: phân tích, bình luận, so sánh.
b. Lập dàn ý.
* Mở bài.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: cách sử dụng thời gian của thanh niên hiện nay.
*Thân bài.
- Nêu hiện tượng Nguyễn Hữu Ân đã dành hết thời gian của mình cho những người bệnh ung thư giai đoạn cuối.
- Ý nghĩa: thể hiện hành động có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội, ca ngợi nghị lực vượt khó vươn lên, tấm lòng tương thân tương ái của thanh niên( phong trào “hiến máu nhân đạo”, “ Tiếp sức mùa thi” của học sinh, sinh viên)
- Phê phán hiện tượng tiêu cực trong lối sống lãng phí thời gian của thanh niên, học sinh.
*Kết bài.
- Cần có lối sống tích cực, nghị lực vượt khó vươn lên, tinh thần tương thân tương ái.
2. Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cần có các nội dung: nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng-sai, lợi-hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.
- Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng.
Trình bày hiểu biết của em về cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.
3. Luyện tập.
- Phê phán hiện tượng lối sống ỉ lại, thụ động, lãng phí thời gian.
- Hiện tượng diễn ra trong những năm đầu thế kỉ XX.
Trong văn bản trên, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy diễn ra tròn thời gian nào?
Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào để bàn về hiện tượng nói trên? Nêu dẫn chứng và phân tích tác dụng của chúng.
- Thao tác lập luận: So sánh, phân tích, bình luận, bác bỏ.
- Nêu dẫn chứng cụ thể:
+ Từ đầu đến ‘ vừa học hỏi vừa lao động”: kết hợp thao tác phân tích và so sánh, làm rõ lối sống ỉ lại của thanh niên Việt Nam trong mối tương quan với thanh niên Trung Quốc.
+ Từ “Kiên trì.....thương nghiệp thế giới”: sử dụng thao tác phân tích và bình luận nhằm đánh giá cao mục đích, hành động và sư nỗ lực phấn đấu của thanh niên Trung Quốc.
+ Từ “Ở Đông Dương ...tuổi trẻ mà thôi”: thao tác phân tích và bác bỏ, nhằm phê phán lối sống ỉ lại, thụ động của thanh niên Việt Nam.
+ Từ “Hỡi Đông Dương... hồi sinh”: thao tác bình luận, thể hiện suy nghĩ, thái độ phê phán của tác giả đối với lối sống thụ động, ỉ lại của thanh niên Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.