Vâng! Đó là một chân lí hoàn toàn đúng đắn.
Trước hết chứng ta phải cùng nhau tìm hiểu câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi!” có nghĩa là gi?
Học là quá trình tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội những kiến thức có trong sách vở và trong cuộc sống xung quanh ta. Bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau: kiến thức về tự nhiên, kiến thức về xã hội, về cuộc sống con người, về đời sống loài vật, học chữ, học làm người... học ăn, học nói, học gói, học gói, học mở….
“Học, học nữa, học mãi!” nghĩa là việc học phải liên tục bền bỉ trong suốt cuộc đời người, học lúc còn tâm bé cho đến lúc đã về già học để thành đạt, đến lúc thành đạt lại càng phải học.
Vấn đề đặt ra tại sao chúng ta lại phải học nhiều đến vậy? Chúng ta phải học để hiểu biết, để có kiến thức mà áp dụng vào cuộc sống. Việc học sẽ giúp chúng ta có kĩ năng để công việc được tốt đẹp, nâng cao hiệu quả làm việc.
Người không có tri thức sẽ khó hòa nhập vào cuộc sống văn minh, tiến bộ, sẽ luôn có cảm giác mình bị thua kém, bị lạc lõng so với cuộc sống và mọi người xung quanh. Việc học sẽ giúp chúng ta khẳng định được nhân cách và vị thế của mình trong xã hội và trong con mắt của mọi người. Ví dụ hai người cùng nộp đơn xin việc vào một công ti, người nào có học vị cao hơn sẽ được ưu tiên hơn, và được mọi người quý trọng hơn. Người xưa có câu “khôn chết, dại chết, biết không chết” cũng là nhằm đề cao sự học đấy thôi. Người có kiến thức do học vấn đem lại bao giờ cũng sẽ có những ứng xử khéo léo, đúng mực với các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
Tại sao chúng ta phải học, học nữa, học mãi?
Chúng ta phải liên tục học tập không ngừng vì kiến thức của nhân loại mênh mông, vô cùng vô tận mà sự hiểu biết của mỗi con người chi là một hạt cát thôi, càng học nhiều ta mới càng thấy rõ điều đó. Khi tên tuổi của Nhà bác học vĩ đại Đác-uyn đã nổi tiếng trên toàn thế giới mà ông vẫn cứ học, đến nỗi cậu con trai phải thốt lên kinh ngạc: “Ba ơi, ba đã là nhà bác học rồi thế mà ba vẫn cứ học ư?
Trong cuốn “Quà tặng cuộc sống” của Nhà xuất bản Trẻ kế về một cụ kể về một cụ bà 80 tuổi vẫn ghi danh vào học đại học. Đó là những tấm gương tiêu biểu nhắc cho chúng ta thấy về sự quan trọng và cần thiết của việc phải “học, học nữa, học mãi”. Hơn nữa xã hội ngày càng phát triển nếu không học liên tục để cập nhật hóa kiến thức thì chúng ta sẽ bị lạc hậu, thua kém so với bạn bè và xã hội. Ví dụ như công nghệ thông tin đang là vấn đề nóng bỏng hiện nay nếu chúng ta không cập nhật từng ngày sẽ trở thành người tụt hậu. Việc học nữa, học mãi không chi giúp cho chúng ta khắng định được bản thân mà còn là con đường đê xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh, ấm no, hạnh phúc.
Ý nghĩa của sự học là quan trọng như vậy, vấn đề đặt ra tiếp theo chúng ta phải học tập như thế nào khi còn đi học và khi đã ra trường?
Khi còn đi học chúng ta phải xác định cho mình mục đích động cơ học tập đúng đắn, học với một tinh thần, thái độ nghiêm túc tự giác, kết hợp phương châm “học đi đôi với hành”, và học tập ở nhiều nơi, học ở thầy cô, học ở bạn bè, học ở trường học và học ở trường đời. Trong học tập không nên có thái độ tự ti vì chưa hiếu, chưa giỏi mà cảm thấy chán nản, song cũng không vì giỏi, vì biết mà tự kiêu thỏa mãn.
Dù ở cương vị nào, làm việc gì ta cũng cần phải tranh thủ học. Mỗi độ tuổi, mỗi nghề nghiệp, hoàn cảnh sẽ có cách học tập khác nhau sao cho hiệu quả, tranh thủ được thời gian trống một cách tối đa. Học không chỉ vì bằng cấp, vì điểm số mà phải vì sự hiếu biết của bản thân.
Tóm lại, học tập là việc vô cùng cần thiết và quan trọng cho mỗi người. Ru-đa-ki cũng đã nói một câu rất hay về việc học tập: “Không kho báu nào quý bằng học thức. Hãy tích lũy lấy nó, lúc bạn còn đủ sức.”
Chúng ta phải cố gắng tích lũy kho báu của mình để cho ngày một đầy thêm, không chỉ bây giờ mà cả mai sau.