1/ Mở bài:
Giới thiệu về thơ đường luật.
2/ Thân bài:
Các đặc điểm
a) Phân loại :có 3 dạng chính
- thơ bát cú (mỗi bài tám câu)
- thơ tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu)
- thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ đường luật)
b) Bố cục:
Về bố cục 1 bài bát cú gồm 4 phần :đề, thuật ,luận, kết
- đề:câu thứ nhất là phá đề(mở ý của đầu bài ra), câu thứ 2 là thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài)
- thực: (câu 3 và 4 .còn gọi là "thích thực" hay "cập trạng",giải thích rõ ý của đầu bài.
- luận:(câu 5 và 6) phát triển rộn ý của đầu bài
- kết: (2 câu cuối) kết thúc ý toàn bài
c) Luật = trắc:
Về luật = trắc : buộc fải theo sự quy định về thanh = và thanh trắc trong từng câu và cả bài.hệ thống này được tính từ chữ thứ 2 của câu thứ nhất.nếu chữ này thuộc thanh =thì bài thơ thuộc luật = (và ngược lại). trên thực tế,ít người theo đúng hoàn toàn công thức,do đó sinh ra lệ "bất luận".
d) Cách đối:
Về cách đối: đối ở phần thực và luận. các chữ đối nhau về nguyên tắc fải cùng từ laọi. có nhiều kiểu đối:
-đối lưu thuỷ: hơi thơ cũng như ý của câu thơ thứ 2 do câu thứ nhất trượt xuống ,ko thể đứng 1 mình.
- tá đối: mượn âm hoặc nghĩa của 1 từ # để đối
- điệu đối: chủ yếu là đối về âm điệu
- tự đối: đối trong nội bộ 1 câu
- khoan đối: đối ko thật chỉnh
e) Gieo vần:
Về cách gieo vần: chỉ gieo 1 vần và chỉ gieo vần = (ờ cuồi các câu 1,2,4,6,8)
f) Các biệt thể:
Trong quá trình sử dụng ,các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thơ đường luật như:
- tiệt hạ: ý, lời của mỗi câu thơ đều lơ lửng
- yết hậu: thơ tứ tuyêt mà câu cuối chỉ có 1 vài chữ
- thủ vĩ ngâm: câu 1 giống câu 8.
3. Kết bài:
Vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
Nhiều nhà thơ việt nam như Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Cao Bá Quát... đã sử dụng thể thơ đường luật để viết nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng, đã dân tộc hóa thể thơ này về nhiều phương diện.