Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Thứ ba - 29/04/2014 22:37
Xuân Diệu là người luôn khát khao giao cảm với đời, Xuân Diệu viết văn, làm thơ rồi đến với Cách mạng rất tự nhiên, chân thành và nồng nhiệt. Ông đã tham gia mặt trận VIệt Minh. Sau Cách mạng tháng 8, ông hăng hái tham gia hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật gắn bó cả đời với sự nghiệp.
Sự nghiệp stác của Xuân Diệu rất phong phú trong nhiều lĩnh vực: sáng tác thơ, văn xuôi, phê bình văn học...song thơ ca chính là cây cầu giao cảm linh diệu nhất đã bắt nhịp cho trái tim thi sĩ đến với cuộc đời. Trước cách mạng, Xuân Diệu được coi là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, bởi nguồn cảm xúc dạt dào trẻ trung, sôi nổi với quan niệm nhân sinh mới mẻ giữa những cách tân đầy stạo. Vội vàng được in trong tập “Thơ thơ” – tập thơ đầu tay của Xuân Diệu. “vội vàng” là 1 trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng 8. Bài thơ đã thể hiện quan niệm mới mẻ của Xuân Diệu về thiên nhiên, cuộc sống, đặc biệt là thời gian.
 
“Tôi muốn tắt nắng đi, 
Cho màu đừng nhạt mất, 
Tôi muốn buộc gió lại, 
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật, 
Này đây hoa của đồng nội xanh rì, 
Này đây lá của cảnh tơ phơ phất, 
Của yến anh này đây khúc tình si, 
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, 
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa, 
Tháng giêng ngon như 1 cặp môi gần, 
Tôi sung sướng.
Nhưng vội vàng 1 nửa, 
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”
 
Xuân Diệu đã làm sống dậy nét quyến rũ, điệu tình tứ, vẻ kì thú và ngon lành ngay trong những cảnh sắc sự vật thiên nhiên quen thuộc:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
...
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Đem đến những cảm nhận tinh vi về thời gian, không gian, làm sống dậy vẻ thơ mộng và cả những tình thái tế nhị thật bất ngờ trong thiên nhiên:

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
 ...
Phải chẳng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Bao trùm lên tất cả là cái nhìn tình tứ về sự vật. Nhờ đó mà từng cảnh sắc đều tình tứ, mọi cảnh tượng đều tràn ngập xuân tình. Cái nhìn ấy đã quy chiếu thiên nhiên về vẻ đẹp của giai nhân. Từ những hình sắc cụ thể theo lối đặc tả cận cảnh đến toàn thể thiên nhiên rộng lớn theo lối bao quát toàn cảnh thường hiện ra trong dáng nét của giai nhân, tình nhân tràn trề xuân sắc:

- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
- Hỡi xuân hồng , ta muốn cắn vào ngươi!
 
Đó là những yếu tố cơ bản khiến cho cảnh sắc quanh ta vốn thân quen bình dị mà qua cách cảm nhận của Xuân Diệu, bỗng trở nên mới lạ và thơ mộng, hấp dẫn đến thế.

Hình ảnh thiên nhiên quen thuộc trở nên hấp dẫn là nhờ Xuân Diệu có một lối cảm nhận riêng, mới lạ. Có thể nói, Xuân Diệu đã cảm nhận nó bằng cảm xúc và cái nhìn trẻ. Cái nhìn này có hai biểu hiện: một là, cảnh vật thiên nhiên hiện lên trong cái thời tươi ("Cho no nê thanh sắc của thời tươi") của nó; mặt khác, cảnh sắc thiên nhiên hiện ra trong cái độ phai tàn ("Phải chẳng sợ độ phai tàn sắp sửa?") của nó. Cụ thể:
 
Xuân Diệu đã khơi dậy vẻ tinh khôi, thanh tân, gợi tình trong sự vật; đồng thời, thi sĩ cũng đã nhìn các sự vật ấy không bằng cái nhìn thưởng thức, mà bằng cái nhìn luyến ái chứa đựng khát khao chiếm hữu. Nghĩa là ông chú ý đến vẻ xuân tình của cảnh vật và trút vào mỗi cảnh vật cả xuân tình của lòng mình. Vì thế, nét hấp dẫn trong hình ảnh thiên nhiên của Xuân Diệu, về thực chất, là vẻ hấp dẫn của xuân và tình. Nếu nhìn cho thật sâu sắc thì, chung quy, chỉ là vẻ hấp dẫn của tình thôi. bơi vì, tình là nội dung, xuân là hình thức; tình dậy men bên trong phát lộ thành vẻ xuân bên ngoài. Vẻ xuân của vạn vật chỉ là hiện thân của tình. Tất cả đều huy hoàng, tươi thắm:
 
Của ong bướm này đây  tuần tháng mật;
... này đây khúc tình si;
- Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
- Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
[...] Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Trái lại, bước vào độ phai tàn, cảnh sắc xung quanh lập tức tàn héo, hương và sắc đều phôi pha, phai lạt. Cảnh vật không còn xuân tình nữa. Đây là mặt tương phản của cái nhìn trẻ. Cho nên vạn vật đều buồn bã, u ám:
 
Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chẳng sợ độ phai tàn sắp sửa?

Cách nhìn nhận thiên nhiên ấy cho thấy Xuân Diệu ý thức rất sâu sắc rằng: giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ chính là tình yêu.

Với Vội vàng, Xuân Diệu đã đem đến cho Thơ mới thật nhiều cái mới. Và cái mới nhất ấy là một cái tôi "thiết tha, rạo rực, băn khoăn", yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây