Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em suy nghĩ gì? (Bài 2)

Thứ ba - 25/03/2014 10:37
Có nhiều tác phẩm vừa mới được ra đời đã bị chết yểu . Có nhiều tác phẩm gây dư luận xôn xoan 1 thời rồi bị độc giả quên lãng cùng thời gian . Nhưng cũng có những bài thơ , truyện ngắn để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc sâu sắc . Và bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy chính là tiêu biểu cho điều đó.
Tác phẩm ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí inh , 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Bài thơ như 1 lời tâm sự chân thành : Vầng trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước mà nó còn gắn bó với tuổi thơ , với những ngày kháng chiến gian khổ . Vầng trăng đối với mỗi chúng ta không bao giờ có thể quên bởi nó là 1 vật kỷ niệm thiêng liêng , Nó đem lại anh sáng xua tan đêm tối . Nó là tri kỉ . Và khổ thơ đầu hiện lên nhằm khắc họa điều đó.
 
Hồi nhỏ sống với đồng
Với sống và với bể
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
 
Vầng trăng tuổi thơ trải rộng trên 1 không giản bao la : với đồng với sông và với bể . Trăng rất gắn bó với tác giả ngay từ thời thơ ấu . Trăng gần với đồng ruộng găn với sông xanh biển cả . Dù ở đâu đi đâu trăng cũng cạnh bên Nhưng phải đến khi chiến tranh loạn lạc . Rừng trở thành nơi tập kích , trốn trú ngụ khỏi quân thù thì mới nhận ra rằng cái vai trò lớn lao của vầng trăng ấy . Trăng đã soi sáng đường ta đi . Vầng trăng đã thành tri kỉ . Thành đôi bạn không thể thiêu nhau . Trang chia ngọt sẻ bùi trăng đồng cam cộng khổ:
 
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
 
Khổ thơ thứ 2 như 1 lời nhắc nhỏ của tác giả về những năm tháng giang lao đã qua của cuocọ đời người lính gắn bó với thiên nhiên , đất nước , bình dị , hiền hậu . 1 vần lưng đã xuất hiện 1 ẩn dụ so sánh làm nổi bật chất trần trụi , chất hồn nhiên người lính những năm tháng ở rừng . Đó là cốt cách của cá anh " trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ " . Trăng có vẻ vô cùng bình dị . 1 vẻ đẹp thấm nhuần chất nhân văn . Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên , trăng đã hóa vào thiên nhiên , hòa vào cây cỏ . Vầng trăng chính là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy , đã trở thành " vầng trăng tri kỉ " " vầng trăng tình nghĩa " ngỡ không bao giờ quên . Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự nhủ là mình đã lãng quên cái vầng trăng tình nghĩa đó ...
 
Từ hồi về thành phố 
Quen anh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
 
Trước giây tác giả sống gần gũi với thiên nhiên , với sống với bể với rừng . Bây giờ thơi gian dần trôi , môi trương sống thay đổi nên lòng người đã đổi thay . Tác giả đã quen với cái nếp sống " thành phố" ấy . Quen cái " anh điện cửa gương " cũng như đã quen sống trong 1 cuộc sống đầy đủ tiện nghi và vật chất .... Cho nên dần dần cái vầng trăng ngày nào đã bị niềm vui hưởng thụ cuộc sống sung túc che khuất mất . Đúng như vậy vầng trăng tượng trưng cho những tháng năm gian khổ Đó là tình đồng chi được hình thành trong những năm tháng chiến tranh . Nhưng giờ đây hòa bình lập lại lòng người đổi thay là chuyện thường tình. Bởi thế người đời thường nhắc nhau
 
Ngọt bùi nhớ nhé đắng cay
 
Nhưng bây giờ vầng trăng không còn chiếm giữ vị trí nào trong tim tác giả nữa. Bằng biện pháp nhân hóa vầng trăng " vầng trăng đi qua ngõ " làm nỗi bật lên điều đó . Hằng đêm trăng vẫn cứ đi . Vẫn mang chút anh sáng nhỏ nhoi vào bầu trời đêm tối . Vậy mà tác giả đã bị cuộc sống xa hoa làm mờ mắt . Không còn nhớ đến trăng nữa .Giọng thơ như giãi bày tâm sự lúc trước , nhà thơ tự trò chuyện với mình . Chất trữ tình cảu thơ ca trờ nên sâu lắng chân thành . Rồi bất chợt duyên số đến . Tác giả đã gặp lại cái vầng trăng tình nghĩa.
 
Thình lình đen điện tắt
Phòng buyndinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn
 
Vầng trăng xuất hiện thật bất ngờ , cái khoánh khắc ấy giây phút ấy ... tác giả bàng hoàng trước vẻ đẹp của vầng trăng . Tác giã đã quen với đèn điện cửa gương rồi . Nhưng ko ngờ bây giờ còn gặp lại ánh sáng của vầng trăng . Bào kỉ niệm xưa bỗng ùa về làm tác giả rưng rưng nước mắt.
 
Ngữa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
 
Một cái nhìn đầy áy náy thật xót xa . Trăng chẳng nói chằng trách gi mà sao người lình cảm thấy có cái gì rưng rưng , cảm giác xúc động , nước mắt đang ứa ra . Sắp khóc . Khóc đi để giọt nước mắt làm cho lòng người thanh thản , vững tâm lại , cái tốt lành sẽ hé lộ . Bào kri niệm đẹp 1 đời người ùa về trong tâm tri, tâm hồn gắn bó chan hòa với thiên nhiên với quê hương đất nước . Với câu trúc thơ song hành , điệp từ như, biện pháp tu từ so sánh cho thấy ngòi bút của nguyên du thật tài hòa " như là đồng là bể như là sông là rừng" Đoạn thơ này hay ở chỗ chất bộc bạch thật chân thành , ở tình biểu cảm , ở tính hình tượng và hàm súc , từ ngô ngữ hình ảnh giản dị đi vào lòng người , khắc sâu điều nàh thơ muốn tâm sự với chúng ta 1 cách nhẹ nhànng mà thắm thía.
 
Khổ cuối bài thơ mang tính hàm nghĩa độc đáo , đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí. Dù bao nhiêu năm tháng đã trôi qua. Con người sẽ gia đi nhưng vầng trăng là bất tử. Trăng vẫn cứ vậy không chút đổi thay. Trăng cũng giống như trái đất bao la nay. Vầng trăng vẫn cứ tròn , tròn 1 cách tự nhiên , tròn như quả đất " chúng mình " , tròn vành vạnh . Đó chỉ là nghĩa thực . Ngòi bút của Nguyễn Duy thật tài hoa , những tư tưởng thật thầm nhuầm chất nhân văn . Tác giả đã gởi hàm ý vào câu thơ giản dị , gần gũi ấy . tác giả đã nói lên đức tính cao thượng của vầng trăng . Dù lòng người có đổi thay , dù ai có bạc tình bạc nghĩa , không ghi nhớ đến công lao của vầng trăng " Nhưng vầng trăng sẽ không màng đến , sẽ khoan dung độ lượng bỏ qua tất cả . Theo ta nghĩ quan niệm của vầng trăng và của Lục Vân Tiên cũng có điểm tương đồng:
 
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
 
Rồi còn như ông ngư nữa
 
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây
 
Lục vân tiên từng cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi bọn cướp Phong Lai , chàng cướp chỉ vì " thấy chuyện bất bình chẳng tha " chớ không có lợi lộc gì cả. Chàng chỉ là 1 người thư sinh nho nhã vậy mà vẫn không cầm lòng trước truyện bất bình . Ông ngư thì gia cảnh nghèo khổ, khó khăn , vậy mà khi gặp Vân Tiên sa cơ vẫn ra sức cứu giúp , cho dù thân thể vân tiên như " trai mùi trên cây ". Cả 3 hình tượng ấy đều giống nhau. Đều ra sức giúp ích cho đời để cuối cùng không mang lại lợi lộc gì . Nhưng riêng với ánh trăng thi khác . Trăng sẽ mãi mãi chung thủy , không bao giờ đổi thay . Du lòng người thây đổi thì trăng vẫn vây . Trăng sẽ không chấp người vô tình , sẽ im phăng phắc ... hành động đó , cử chỉ đó là 1 nghĩa cử cao đẹp . Nó sẽ là tấm gương sáng để thế hệ trẻ noi theo . Nhưng chính điều đó đã làm cho người lính từng quên đi vầng trăng đó, từng sa cơ vào lối sống phồn hoa nơi đô thị , từng quên 1 thời gắn bó chia ngọt sẻ bùi phải " giật mình " . Giật mình vì tính chung thủy của vầng trăng , giật mình vì sự khoan dung độ lượng . Chắc hẳn người lính trẻ này sẽ có 1 bài học quý giá về đạo lí làm người . Luôn luôn ghi nhớ công ơn người đi trước và nhưng người làm ơn với mình . " ăn quả nhớ kẻ trồng cây " " uông nước nhớ nguồn " . Chình là những câu tục ngữ đúc kết từ nhiều kinh nghiệm sống ấy.
 
Ánh trăng của Nguyễn Duy là 1 thể thơ hay . Nguyễn Duy thật tài tình khi vận dụng thể thơ 5 chữ 1 cách sáng tạo tài hoa . Nếu như trong bài thơ " Tre Việt Nam " cau thơ lục bát có khi đưựoc tách ra thành 2 hoặc 3 dòng thơ để tạo nên hiệu quả nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng mấy thì trong bài thơ này lại có 1 nét mới . Chữ đầu của dòng thơ câu thơ không viết hoa . Phải chăng nhà thơ muốn cho cảm xúc được dạt dào trôi theo dòng chảy của thơi gian kỉ niệm . Phải chăng tác giả muôn đền đáp lỗi lầm của mình đối với vầng trăng quá khổ cuối của bài.

Sách giải st

  Ý kiến bạn đọc

DANH MỤC

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây