II. THÂN BÀI:
1.Giải thích “Sống đẹp”?
- Sống đẹp là sống có lí tưởng (mục đích sống) đúng đắn, cao cả, tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu, trí truệ (kiến thức) mội ngày mở rộng sáng suốt, hành động tích cực, lương thiện.
- Một tập thể có lối sống đẹp là một tập thể đoàn kết, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.- Với thanh niên, học sinh muốn trở thành người “ sống đẹp” cần:
+ Chăm chỉ học tập, khiêm tốn học hỏi, biết nuôi dưỡng hoài bão, ước mơ.
+ Thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện đạo đức, có tinh thần bao dung, độ lượng.
- Những tấm gương hi sinh cao cả vì lý tưởng: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Bình Trọng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu...(Phân tích, chứng minh).
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”(Từ ấy - Tố Hữu).
“Sống là cho, chết cũng là cho”(Tố Hữu).
- Một gương người tốt, việc tốt trong đời sống thường ngày (phân tích, chứng minh).
2. Khẳng định lối sống đẹp:
+ Là mục đích, lựa chọn, biểu hiện của con người chân chính, xứng đáng là người.
+ Có thể thấy ở những vĩ nhân nhưng cũng có ở con người bình thường; có thể là hành động cao cả, vĩ đại, nhưng cũng thấy trong hành vi, cử chỉ thường ngày.
+ Chủ yếu thể hiện qua lối sống, hành động.
3. Sống không đẹp:
Những con người vì lợi ích riêng tư mà quên đi lợi ích chung của xã hội: bóp méo sự thật; nịnh bợ cấp trên, hạ uy tín của người khác nhằm trục lợi cho mình, chia rẽ tập thể.
- Đối với học sinh không nghe lời thầy, lừa cha mẹ để đi vào con đường xấu, sống không có mục đích, không có lý tưởng.
- Liên hệ bản thân.
III. KẾT BÀI:
- Cần phải thường xuyên học tập và rèn luyện bản thân để từng bước hoàn thiện nhân cách.
- Là học sinh được trực tiếp nghe những lời chỉ dẫn và dạy bảo của thầy cô giáo, tôi vá các bạn hãy luôn sống sao cho cuộc sống của mình có ích cho xã hội.
- Khẳng định ý nghĩa của lối sống đẹp: là chuẩn mực đạo đức, nhân cách của con người.
- Nhắc nhở mọi người coi trọng lối sống đẹp, sống cho xứng đáng; cảnh tỉnh sự mất nhân cách của thế hệ trẻ trong đời sống nhiều cám dỗ hiện nay.