Bài 1 trang 21: Số?
Giải:
Giải thích
Tổng hai số là 21 và tỉ số của hai số là
Tổng số phần bằng nhau là 2 + 5 = 7 (phần)
Giá trị mỗi phần bằng nhau là: 21 : 7 = 3
Số lớn là 3 × 5 = 15
Số bé là 21 – 15 = 6
Tổng hai số là 999 và tỉ số của hai số là
Tổng số phần bằng nhau là 7 + 2 = 9 (phần)
Giá trị mỗi phần bằng nhau là: 999 : 9 = 111
Số lớn là 111 × 7 = 777
Số bé là 999 – 777 = 222
Tổng hai số là 332 và tỉ số của hai số là 1 : 3
Tổng số phần bằng nhau là 1 + 3 = 4 (phần)
Giá trị mỗi phần bằng nhau là: 332 : 4 = 83
Số lớn là 83 × 3 = 249
Số bé là 332 – 249 = 83
Bài 2 trang 21: Anh Toàn sử dụng 36 l sơn xanh và sơn trắng để sơn toàn bộ căn phòng. Số lít sơn xanh bằng 4545 số lít sơn trắng. Tính tỉ số lít sơn mỗi loại.
Giải:
Ta có sơ đồ:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
4 + 5 = 9 (phần)
Giá trị một phần bằng nhau là:
36 : 9 = 4
Số lít sơn xanh là:
4 × 4 = 16 (
l)
Số lít sơn trắng là:
36 – 16 = 20 (
l)
Đáp số: Sơn xanh: 16 lít
Sơn trắng: 20 lít
Bài 3 trang 22: Một kho chứa 540 tấn gạo bao gồm gạo nếp và gạo tẻ. Số tấn gạo tẻ bằng số tấn gạo nếp. Tính số tấn gạo mỗi loại.
Giải:
Theo sơ đồ, giá trị mỗi phần bằng nhau là:
540 : (7 + 3) = 54
Số tấn gạo tẻ là:
54 x 7 = 378 (tấn)
Số tấn gạo nếp là:
540 – 378 = 162 (tấn)
Đáp số: gạo tẻ: 378 tấn; gạo nếp: 162 tấn.
Bài 4 trang 22: Phúc và chị Linh tiết kiệm được 350 000 đồng. Số tiền tiết kiệm của chị Linh gấp 4 lần số tiền tiết kiệm của Phúc. Tính số tiền tiết kiệm được của mỗi người.
Giải:
Theo sơ đồ, tổng số phần bằng nhau là:
1 + 4 = 5 (phần)
Giá trị một phần là:
350 000 : 5 = 70 000 (đồng)
Số tiền tiết kiệm của Phúc là:
70 000 × 1 = 70 000 (đồng)
Số tiền tiết kiệm của Linh là:
350 000 – 70 000 = 280 000 (đồng)
Đáp số: Phúc: 70 000 đồng
Chị Linh: 280 000 đồng