Bài giảng Toán 1, bài 62: Luyện tập – Sách cánh diều
Thư Viện Sách
2020-10-09T09:12:06-04:00
2020-10-09T09:12:06-04:00
https://sachthuvien.com/toan-1-cd/bai-giang-toan-1-bai-62-luyen-tap-sach-canh-dieu-13742.html
https://sachthuvien.com/uploads/news/2020_10/sach-toan-1_1.jpg
Sách thư viện
https://sachthuvien.com/uploads/sach-thu-vien-logo.png
Thứ sáu - 09/10/2020 09:04
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Toán 1, bài 62: Luyện tập - Sách cánh diều
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Biết tính nhấm phép cộng (không nhớ) các số trong phạm vi 100 ở một số trường hợp đơn giản.
- Thực hành viết phép tính cộng phù họp với câu trả lời của bài toán có lời văn và tính đúng kết quả.
- Thực hành vận dụng tính nhẩm trong tình huống thực tiễn.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Một số phép tính đơn giản để HS tính nhẩm.
- Một số tình huống thực tế đơn giản có liên quan đến cộng nhẩm (không nhớ) các số trong phạm vi 100.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS thực hiện các hoạt động sau:
- Chơi trò chơi “Truyền điện” ôn tập cộng nhẩm trong phạm vi 10.
- HS chia sẻ:
+ Cách cộng nhẩm của mình.
+ Để có thể nhẩm nhanh, chính xác cần lưu ý điều gì?
GV dẫn vào: Các em đã biết cộng nhẩm các số trong phạm vi 10, bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau cộng nhẩm các số trong phạm vi 100.
B. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1
- Cá nhân HS thực hiện các phép tính: 5 + 2 = ?; 65 + 2 = ?
- HS thảo luận nhóm tìm cách tính kết quả phép tính 65 + 2 = ? mà không cần đặt tính, rồi nêu kết quả (5 + 2 = 7 nên 65 + 2 = 67).
- Chia sẻ trước lớp.
- HS nhận xét, bình luận đặt câu hỏi về cách tính của bạn.
- GV chốt cách nhẩm, lấy thêm các ví dụ khác để HS tính nhẩm và trả lời miệng kết quả phép tính (chẳng hạn: 37 + 1; 43 + 2; 71 + 4; ...).
- HS lấy ví dụ tương tự đố bạn tính nhẩm, trả lời miệng.
- HS hoàn thành bài 1.
- HS kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.
Lưu ý: Tuỳ vào trình độ HS, GV có thể hướng dẫn HS tính nhẩm bằng cách đếm thêm, trong đó sử dụng Bảng các số từ 1 đến 100
Bài 2
HS thực hiện các thao tác:
- Tính nhẩm các phép tính.
- Chỉ cho bạn xem phép tính tương ứng với kết quả đúng.
Lưu ý: GV có thể tổ chức thành trò chơi để tăng hứng thú cho HS, GV có thể thay thế bằng các phép tính khác để HS thực hành tính nhẩm.
Bài 3
a) HS thực hiện các thao tác:
- Tính nhẩm rồi nêu kết quả.
- Kiểm tra lẫn nhau, nói cho bạn nghe cách làm.
Lưu ý: GV khuyến khích HS tính nhẩm tìm kết quả phép tính, nếu HS gặp khó khăn có thể cho phép HS viết kết quả trung gian.
b) HS thực hiện theo cặp:
- Quan sát tranh, nói cho bạn nghe tranh vẽ gì.
- Hỏi nhau về số điểm của hai bạn (cả hai bạn đều đạt 55 điểm).
- Tính số điểm của mỗi bạn rồi nói cho bạn nghe cách tính.
Lưu ý: HS có thể có những cách tính điểm khác nhau, GV khuyến khích HS chia sẻ cách tính điểm của mình. Khi một HS hoặc một cặp HS chia sẻ, các HS khác có thể nhận xét, hoặc đặt câu hỏi cho bạn.
C. Hoạt động vận dụng
Bài 4
- Quan sát tranh vẽ, nhận biết bối cảnh bức tranh, có thể chia sẻ suy nghĩ, chẳng hạn: Tranh vẽ các bạn học sinh đang biểu diễn văn nghệ.
- HS đọc bài toán, nhận biết bài toán cho gì, hỏi gì.
- Thảo luận tìm phép tính để giải quyết bài toán, nói cho bạn nghe suy nghĩ của mình.
- Viết phép tính và nêu câu trả lời.
Phép tính: 31+8 = 39.
Trả lời: Tiết mục văn nghệ đó tó tất cả 39 bạn.
- HS kiểm tra lại phép tính và câu trả lời.
- GV gợi ý cho HS liên hệ tình huống bức tranh với thực tế trường, lóp mình.
D. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
- Em thích nhất bài nào? Vì sao?
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
- Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đon giản, vận dụng phép trừ để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
- Thông qua việc sử dụng ngôn ngữ toán học để diễn tả cách tính, trao đổi, chia sẻ nhóm, HS có cơ hội được phát triển NL giao tiếp toán học.