Bài giảng Toán 1, bài 42: Các số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 – Sách cánh diều
Thư Viện Sách
2020-10-02T09:43:54-04:00
2020-10-02T09:43:54-04:00
https://sachthuvien.com/toan-1-cd/bai-giang-toan-1-bai-42-cac-so-10-20-30-40-50-60-70-80-90-sach-canh-dieu-13707.html
https://sachthuvien.com/uploads/news/2020_10/sach-toan-1_1.jpg
Sách thư viện
https://sachthuvien.com/uploads/sach-thu-vien-logo.png
Thứ sáu - 02/10/2020 09:41
Hướng dẫn soạn giáo án mẫu bài giảng Toán 1, bài 42: Các số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 - Sách cánh diều
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
- Đếm số lượng bằng cách tạo mười.
- Đọc, viết các số 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90.
- Thực hành vận dụng trong giải quyết các tình huống thực tế.
- Phát triển các NL toán học.
II. CHUẨN BỊ
- Các thanh (mỗi thanh gồm 10 khối lập phương rời ghép lại) và các khối lập phương rời hoặc các thẻ chục que tính và các que tính rời để đếm.
- Các thẻ số 10, 20, ..., 90 và các thẻ chữ: mười, hai mươi, chín mươi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Hoạt động khởi động
HS thực hiện các hoạt động sau:
- Quan sát tranh khởi động.
- Suy nghĩ thảo luận theo cặp hoặc theo bàn: Có cách nào đếm số khối lập phương dễ dàng và ít nhầm lẫn không?
- Chia sẻ trước lóp.
GV nhận xét, hướng dẫn HS cách đếm số khối lập phương theo cách gạt ra từng nhóm 10 khối lập phương rồi đem.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. GV hướng dẫn HS đếm 10, 20, 30 khối lập phương (như một thao tác mẫu)
- GV lấy 10 khối lập phương (hoặc que tính), HS đếm và nói kết quả: “Có 10 khối lập phương”. GV thực hiện thao tác xếp 10 khối lập phương thành 1 thanh; nói: “mười”; gắn thẻ chữ “mười”, thẻ số “10”.
- GV lấy 20 khối lập phương (hoặc que tính), HS đếm và nói kết quả: “Có 20 khối lập phương”. GV thực hiện thao tác xếp 10 khối lập phương thành 1 thanh, 20 khối lập phương thành 2 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương; chỉ vào từng thanh đếm: “mười, hai mươi”; gắn thẻ chữ “hai mươi”, thẻ số “20”.
- GV giới thiệu: Khi có nhiều khối lập phương, các em có thể đếm từ 1 đến 20 nhưng cũng có thể gạt ra từng nhóm 10 khối lập phương rồi đếm: “mười, hai mươi”. Cách đếm này sẽ giúp chúng ta ít nhầm lẫn hơn.
- Tương tự như vậy, GV lấy 30 khối lập phương xếp thành 3 thanh, mỗi thanh 10 khối lập phương rồi đếm: “mười, hai mươi, ba mươi” và trả lời có 30 khối lập phương; gắn thẻ chữ “ba mươi”, thẻ số “30”.
2. HS thực hành đếm khối lập phương:
- HS thực hiện theo nhóm, sau đó báo cáo kết quả.
GV có the giao cho mỗi nhóm một số khối lập phương rời có số lượng khác nhau (chẳng hạn: nhóm 1: 40; nhóm 2: 50; ...; nhóm 6: 90).
HS báo cáo kết quả, nói cách đếm của nhóm.
- GV nhận xét, gắn kết quả lên bảng, HS chỉ vào từng thanh đếm, đọc số Chẳng hạn: chỉ vào 4 thanh; đếm: “mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi”; nói “Có 40 khối lập phương”.
3. Trò chơi “Lấy đủ số lượng”
HS lấy ra đủ số khối lập phương (hoặc số que tính) theo yêu cầu của GV hoặc của bạn. Chẳng hạn: Lấy ra đủ 70 khối lập phương (7 thanh), lấy thẻ số 70 đặt cạnh những khối lập phương vừa lấy.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1. HS thực hiện các thao tác:
- Đem số lượng hạt, nói kết quả: “Có ba mươi hạt vòng”, đặt thẻ số 30 bên cạnh các chuỗi vòng.
GV đặt câu hỏi để HS chia sẻ cách làm và nhận ra để đếm có tất cả bao nhiêu hạt vòng, ta nhận xét 3 chuỗi vòng giống nhau đều có 10 hạt vòng. Ta đếm mười, hai mươi, ba mươi. Có tất cả ba mươi hạt vòng.
- Đếm số lượng viên kẹo, nói kết quả: “Có bốn mươi viên kẹo”, đặt thẻ số 40 bên cạnh các túi kẹo.
Bài 2. HS thực hiện các thao tác:
- HS nêu số còn thiếu trên mỗi quả chuông ghi dấu “?”, rồi chia sẻ với bạn cách làm.
- HS đọc các số từ 10, 20,..., 90 và ngược lại: 90, 80,..., 10.
D. Hoạt động vận dụng
Bài 3. HS thực hiện theo nhóm bàn, mỗi HS chọn một thẻ số trong các thẻ số: 10, 20, ..., 90 rồi lấy đủ số đồ vật tương ứng. Chẳng hạn, HS A chọn thẻ 40 thì HS A sẽ lấy ra đủ 40 que tính, hoặc 40 khối lập phương,...
E. Củng cố, dặn dò
- Bài học hôm nay, em biết thêm được điều gì? Những điều đó giúp ích gì cho em trong cuộc sống hằng ngày?
- Khi phải đếm nhiều đồ vật, em nhắc bạn nên đếm thế nào cho dễ dàng và chính xác.
- Về nhà, em hãy quan sát xem trong cuộc sống các số 10 đến 90 được sử dụng trong các tình huống nào.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc đem, sử dụng các số để biểu thị số lượng, trao đôi chia sẻ với bạn về cách đếm, cách đọc, viết số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoa toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.
LƯU Ý
Ý tưởng chủ đạo của hoạt động hình thành các số 10, 20,..., 90 là tổ chức cho HS: đếm số lượng bằng cách gom thành nhóm 10 rồi đếm các nhóm đó. Bài này chưa dùng thuật ngữ “chục”, “số tròn chục”.